CÁC CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP

Trong giao tiếp, việc nói trôi chảy là điều tất yếu mà mỗi người chúng ta cần phải có.

Nhưng để giao tiếp chuyên nghiệp, trình bày được trước nhiều người hay để thuyết phục một ai đó hoặc những công việc đòi hỏi việc giao tiếp là cần thiết thì ngoài việc nói, chúng ta phải kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể để việc giao tiếp được chuyên nghiệp và chỉn chu hơn.

Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể cũng giúp chúng ta thoải mái hơn và có nhịp điệu hơn khi nói. Việc này cũng giúp cải thiện việc nói lắp một cách hiệu quả .

Vậy có mấy cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp? Trung tâm xin chia sẻ với các bạn một số cách phổ biến như sau:


1.Bắt tay
Bắt tay là một thủ tục xã giao không thể thiếu dành cho những người lần đầu tiên gặp mặt, nhất là trong thế giới chuyên nghiệp. Đó là ngôn ngữ cơ thể đại diện cho sự khéo léo và chân thành khi chào hỏi người đối diện. 
Bắt tay cũng đòi hỏi ở bạn một sự tinh tế nhất định vì lực thể hiện từ bàn tay cũng nói lên rất nhiều điều.

Bạn không nên bắt tay quá lỏng lẻo vì điều này sẽ mang lại cảm giác thiếu tự tin. Trong khi đó, nếu nắm chặt tay sẽ khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái, đôi khi còn mang lại cảm giác thiếu lịch sự. 
Hãy dùng một lực vừa đủ để bắt tay đối phương trong khoảng từ 3 – 5 giây, kết hợp với đó là ánh mắt nhìn thẳng người đối diện. Bạn cũng nên giữ một khoảng cách vừa đủ và hơi nghiêng người về phía trước.

2. Giao tiếp bằng mắt
Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người khác, đôi mắt là một yếu tố không thể bỏ qua. Đôi mắt là cách truyền tải thông điệp chân thành và rõ ràng nhất. 

Loại ngôn ngữ cơ thể này rất quan trọng vì bạn có thể biểu hiện được gần như mọi loại cảm xúc thông qua đôi mắt. Khi kết hợp cùng với lời nói, giao tiếp ánh mắt với người nghe sẽ giúp những gì bạn truyền tải trở nên thuyết phục và thú vị hơn. 

Tuy nhiên, giao tiếp bằng ánh mắt không có nghĩa bạn có thể nhìn chằm chằm vào đối phương. Bạn nên giữ ánh nhìn trong vài giây rồi tăng dần thời gian tiếp xúc mắt; kết hợp với việc chú ý lắng nghe. 
Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật trong buổi trò chuyện, giúp đối phương kết nối với bạn tốt hơn.

3. Luôn giữ thẳng lưng
Cho dù bạn đang ngồi hoặc đứng, hãy luôn giữ tư thế thẳng lưng. Tư thế này tạo nên phong thái tự tin và bản lĩnh cho chính bản thân bạn. Hãy ngồi thoải mái, giữ thẳng lưng ở bất kỳ tình huống nào.

Nếu hơi mỏi hoặc căng thẳng, bạn có thể nhẹ nhàng đổi tư thế ngồi. Tư thế ngồi đúng nhất chính là giữ dáng vẻ lịch sự; thích hợp với trang phục.
Nếu đứng lên, bạn nên ngẩng cao đầu; để khoảng cách hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin.

4. Cách giữ tư thế của gương mặt và cằm
Tư thế của gương mặt và cằm cũng là một ngôn ngữ hình thể giúp nói lên nhiều điều về con người và cảm xúc của bạn. 
Gương mặt và cằm không nên ngẩng cao quá vì sẽ dễ khiến người đối diện cảm thấy bạn là người kiêu căng và ngạo mạn.
Thế nhưng nếu cúi xuống thấp sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin. Vì vậy, việc giữ một tư thế vừa đủ và tự nhiên cho gương mặt và cằm là rất quan trọng.

Ngoài ra, biểu cảm trên khuôn mặt luôn là trọng tâm trong mọi cuộc trò chuyện. Việc chúng ta vô tình đảo mắt, nhăn nhó, nhíu mày liên tục, v..v sẽ để lại ấn tượng không đẹp. 
Hãy luôn duy trì thần sắc tỉnh táo, tự nhiên với nụ cười tươi trên gương mặt.

5. Không dùng tay chạm lên mặt 
Theo các chuyên gia tâm lý, việc liên tục sờ, chạm vào mặt quá nhiều lần, đặc biệt là mũi, thường được xem là một dấu hiệu của sự không thành thật. 
Mặt khác, nếu đưa tay lên mặt, tai, cổ hoặc vuốt tóc quá thường xuyên còn chứng tỏ bạn đang bồn chồn và không thoải mái. 

Nhà tuyển dụng thường rất tinh ý khi quan sát những dấu hiệu này. Vậy nên nếu không chú ý để kiểm soát những ngôn ngữ hình thể này, bạn có thể đã vô hình chung đẩy mình vào tình thế bất lợi. 
Vì thế, khi trò chuyện, bạn nên giữ tay cách xa khỏi khuôn mặt, nhìn thẳng vào mắt người đối diện và tự tin trả lời câu hỏi.

6. Ngôn ngữ cơ thể đại diện cho phản hồi tích cực
Khi bạn đang lắng nghe người đối diện trình bày một vấn đề nào đó, cách phản hồi tích cực nhất là gật đầu tán thành và mỉm cười. 
Bạn có thể gật đầu, mỉm cười và đệm một số từ như “vâng”, “đúng rồi”, v.v để giúp người đối diện thấy rằng bạn đang lắng nghe và khuyến khích họ duy trì cuộc trò chuyện. Tất nhiên, những cử chỉ này cần diễn ra đúng lúc và đúng thời điểm. 

Để thực hiện ngôn ngữ cơ thể này, cách duy nhất là tập trung lắng nghe, nắm bắt được những điểm chính và từ đó, đưa ra những phản hồi chính xác. 
Kỹ năng đưa phản hồi tích cực còn góp phần thể hiện sự hiểu biết và khả năng chuyên môn của bạn. Khi bạn đưa ra một phản hồi chính xác, người đối diện sẽ biết là bạn đang lắng nghe và hiểu những gì họ truyền đạt.
Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm và lấy được lòng tin của họ.

7. Nghiêng người về phía người nói
Ngôn ngữ cơ thể này thể hiện bạn đang chăm chú lắng nghe câu chuyện. Hãy theo dõi vị trí đầu của người đối diện và hơi nghiêng về phía họ một chút để thể hiện sự đồng cảm và quan tâm của bạn với câu chuyện người đó đang kể. 

Thông thường, nếu quan tâm tới một điều gì đó, chúng ta có xu hướng nghiêng người về phía trước, hướng lại gần hơn với người đang thảo luận về điều đó. 


Chính vì vậy, hành động hướng người về phía người đang nói chứng tỏ bạn rất quan tâm và hứng khởi với câu chuyện mà họ đang trình bày.

Tóm lại, sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp với một giọng nói hay sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong việc thuyết phục, hay trình bày ý tưởng trong công việc vì trông họ có sự tự tin và uy tín rất cao.

Vậy nên, hãy luyện tập thật tốt việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp trở nên chuyên nghiệp hơn bạn nhé. Nếu cần hỗ trợ chuyên sâu về việc luyện tập, vui lòng liên hệ zalo 0961.862.662 bạn nhé.

Rate this post

Trả lời

cc-cch-s-dng-ngn-ng-c-th-trong-giao-tip