Các bạn thân mến, giọng nói yếu hay hụt hơi khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi phải nói nhiều và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc giao tiếp.
Và đặc biệt với những người bị nói lắp (cà lăm) thì điều đó còn tệ và khó khăn hơn rất nhiều. Vậy giọng yếu, hụt hơi nguyên nhân do đâu và cần cải thiện như thế nào. Hãy cùng GIỌNG NÓI THẦN KỲ tìm hiểu và khắc phục tình trạng này bạn nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến giọng yếu, hụt hơi khi nói
Giọng nói yếu, hụt hơi là sự suy giảm chất lượng giọng nói và có thể xảy ra khi cơ thể của bạn bị suy yếu hay thiếu năng lượng trong quá trình tạo ra âm thanh. Tình trạng này diễn ra do sự thay đổi chức năng của các nếp gấp ở thanh quản. Từ đó mà ảnh hưởng tới vùng rung của âm thanh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giọng nói yếu, hụt hơi. Lý do đơn giản nhất là do bạn lấy hơi sai cách nên âm thanh mà bạn phát ra chưa tròn vành, rõ chữ cũng như cột hơi của bạn còn nông, chưa đủ vững.
Tuy nhiên, việc giọng nói của bạn đột nhiên trở nên yếu, hụt hơi cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như:
- Viêm thanh quản: Các sắc thái cùng với chất lượng của âm thanh phát ra được điều chỉnh bởi các cơ bên trong thanh quản, hình dạng cũng như là sức căng của dây thanh âm khi có luồng không khí đi qua. Khi dây thanh quản bị viêm, nó sẽ làm giọng của bạn bị ảnh hưởng dẫn đến giọng nói yếu, hụt hơi kèm thêm các triệu chứng ho khan, đau rát họng, khản tiếng…
- Hạt xơ dây thanh: Khi dây thanh quản phải hoạt động quá mức (nói nhiều, la lớn,..) sẽ làm cho nắp thanh môn không được đóng kín. Tình trạng này sẽ dẫn đến khản tiếng kéo dài, giọng nói yếu, hụt hơi và nhanh bị mệt khi nói.
- Bị tổn thương dây thần kinh thanh quản: Dây thần kinh thanh quản có chức năng chi phối giọng nói. Vì thế khi chúng bị tổn thương hay bị liệt sẽ không thể tạo nên một giọng nói trong trẻo, thay vào đó là hiện tượng giọng thều thào, thiếu sức sống…
2. Ảnh hưởng của giọng yếu, hụt hơi với người nói lắp (cà lăm)
Với người bình thường, nếu bị triệu chứng cảm cúm, viêm thanh quản nhẹ dẫn đến khàn tiếng, hut hơi trong thời gian ngắn thì sẽ không ảnh hưởng gì và có thể cải thiện được.
Còn với người nói lắp (cà lăm), hụt hơi có thể là một biểu hiện của tật nói lắp. Nếu tình trạng hụt hơi ám ảnh bạn trong một thời gian dài thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp thường ngày của bạn.
Cụ thể nó sẽ gây ra những khó khăn trong giao tiếp như:
Một giọng nói yếu, hụt hơi, âm thanh phát ra không rõ, lắp bắp không những khiến bạn phải tốn nhiều sức hơn trong khi nói mà còn làm cho người đối diện không hiểu được điều bạn đang nói, đôi khi còn khó chịu vì điều này.
Gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý: Việc nói chuyện khó khăn, phát âm không trôi chảy khiến cho nhiều người cảm thấy mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Từ đó mà trong lòng luôn xuất hiện tâm trạng lo âu khi phải nói chuyện với người khác, mối quan hệ của họ cũng trở nên hẹp dần.
Giảm hiệu suất làm việc: Đối với một số công việc cần phải nói nhiều như diễn viên, giáo viên hay telesale… thì giọng nói yếu, hụt hơi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của họ, thậm chí còn phải bỏ nghề vì không thể đáp ứng yêu cầu về giọng nói.
Trên đây là những nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề giọng yếu và hụt hơi trong giao tiếp. Để khắc phục nhanh và hiệu quả nhất thì bạn nên có một người dẫn dắt, đồng hành giúp bạn khắc phục những tình trạng trên.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm về giọng nói có thể hỗ trợ và giúp bạn cải thiện vấn đề này. Nếu bạn đang băn khoăn về chất lượng với chi phí hợp lý, phù hợp cả với những người không có điều kiện thì bạn có thể tham khảo trung tâm GIỌNG NÓI THẦN KỲ. Trung tâm hàng đầu Việt Nam cải thiện chất lượng giọng nói hiệu quả nhất. Trung tâm với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đặc biệt có phương pháp ưu việt dành riêng cho người nói lắp, cam kết thay đổi giọng nói của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn thông qua kênh YouTube, Fanpage của trung tâm hoặc liên hệ zalo 0961.862.662 để được giáo viên GIỌNG NÓI THẦN KỲ trực tiếp kiểm tra và hỗ trợ giúp bạn nhé!