Nói giọng địa phương trong giao tiếp liệu có phải là “chướng ngại” hay chính là  “đặc trưng riêng”

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì mọi người càng có xu hướng chuyển đến các thành phố lớn như: Hà Nội, Tphcm,…. để sinh sống và làm việc. Điều đó sẽ khiến những người xa xứ đôi lần gặp băn khoăn rằng: liệu mình có nên giữ giọng địa phương hay luyện giọng cho giống người ở nơi đó để có thể dễ hoà nhập và giao tiếp hơn trong môi trường đòi hỏi giao tiếp và kết nối cao?  Sử dụng giọng địa phương liệu có bị phân biệt và cô lập? Có nên sử dụng giọng địa phương cho bài thuyết trình hay không? Giọng địa phương liệu có ảnh hưởng đến chất lượng bài thuyết trình?

Mỗi vùng miền đều có cho mình những phong tục, tập quán và đặc trưng riêng mà khó có nơi nào giống được, nhất là sự khác biệt về giọng nói của từng địa phương khác nhau. Giọng nói ở mỗi vùng miền vô cùng phong phú và đa dạng, đó là cách để những người đồng hương xa xứ nhận ra nhau.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng giọng địa phương trong cuộc sống hằng ngày khi bạn ở nơi đó. Vì  người dân ở đó có thể nghe hiểu những gì bạn nói. Nhưng khi đến các xứ khác, bạn nên học và sử dụng các từ ngữ phổ thông để có thể giao tiếp với mọi người mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ, tránh trường hợp bạn sử dụng giọng vùng miền mà người khác không thể hiểu sẽ gây khó khăn trong việc giao tiếp giữa bạn và họ, khiến cuộc trò chuyện dễ đi vào lối cụt.


07 năm qua, Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ đã hỗ trợ rất nhiều học viên gặp khó khăn về vấn đề như: nói lắp, nói ngọng, nói đớt, nói giọng địa phương… Chính vì thế, Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ hiểu rõ hơn ai hết về các vấn đề cũng như những băn khoăn, trăn trở mà bạn đang gặp phải. Sau đây là những cách hữu ích mà Trung Tâm Giọng Nói Thần Kỳ xin gửi đến các bạn để phần nào cải thiên giọng nói địa phương của mình:

  • Thứ nhất: để có thể giao tiếp tốt với mọi người và khiến họ không chú ý đến giọng nói của bạn hãy cố gắng tránh dùng những từ địa phương. Nếu đã nghe qua về giọng của các các vùng miền thì chắc các bạn sẽ biết rằng mỗi miền có các từ ngữ vùng miền khác nhau, ví dụ điển hình như ở miền trung thì sẽ có các từ như mô, rứa,…và giọng điệu của họ sẽ hơi nặng và hơi khó nghe một chút . Điều đó khiến người đang giao tiếp với bạn sẽ có đôi lúc khó hiểu, khó nắm bắt được những gì bạn đang nói, gây cản trở trong việc truyền tải câu chuyện của bạn. Chính vì thế, bạn nên chuyển các từ ngữ địa phương thành các từ ngữ thông dụng, phổ thông nhất có thể để khiến người người nghe dễ hiểu hơn và giúp cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn
  • Thứ hai; điều chỉnh âm lượng trong giao tiếp để điều chỉnh giọng địa phương. Việc nói quá nhỏ sẽ khiến người khác khó có thể nghe được bạn đang nói gì, còn nếu nói quá to như quát vào mặt người khác lại không nên. Vì thế bạn nên nói bằng âm lượng vừa phải, đảm bảo nói rõ chữ và ngắt nhịp hợp lý. Hãy nhờ người xung quanh giúp bạn để ý đến âm lượng bạn đang nói và nhắc bạn chỉnh sao cho hợp lý, dần dần bạn sẽ có thể kiểm soát được âm lượng khi giao tiếp


  • Thứ ba: điều chỉnh tốc độ nói cũng là một phần không thể thiếu khi bạn muốn giao tiếp được tốt nhất. Đôi lúc bạn cần phải nói nhanh hơn và đôi lúc bạn nên nói chậm lại. Đừng nói quá nhanh hay quá chậm sẽ khiến người khác rơi vào trạng thái không kịp xử lý thông tin hoặc gây ra tình trạng buồn ngủ. Bạn có thể thử đẻ ý giọng nói của mình khi giao tiếp để có thể điều chỉnh được tốc độ nói, bạn cũng có thể ghi âm lại những cuộc nói chuyện hay cuộc gọi và sau đó nghe lại để điều chỉnh các lỗi sai. Mỗi lần như vậy bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân, từ đó khắc phục và hoàn thiện hơn, giúp bạn sửa giọng địa phương tốt hơn.
  • Thứ tư: bên cạnh đó, Tập luyện với các bài luyện phát âm cũng là một phần không thể thiếu cho việc cải thiện giọng địa phương của bạn. Việc luyện tập giọng nói bằng cách luyện đọc các mẫu luyện âm được xem là một cách hiệu quả để cải thiện giọng nói tự nhiên của bạn. Với cách đứng trước gương và tự mình đọc các mẫu văn luyện giọng sẽ giúp bạn có một giọng nói tốt hơn.
  • Thứ năm : nhờ các chuyên gia hỗ trợ chỉnh sửa cách phát âm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục giọng địa phương trong khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể học tập cùng các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ và giọng nói như các giáo viên Chữa nói giọng địa phương nhiều năm kinh nghiệm ở Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ : Cô Nguyễn Nhật Hạnh và Cô Nguyễn Bảo Quyên bạn nhé.  Các chuyên gia sẽ dễ dàng nhận thấy những khuyết điểm trong giọng nói của bạn, từ đó họ sẽ có những phương pháp riêng biệt giúp bạn luyện tập và cải thiện.

Nếu bạn muốn khắc phục nhanh chóng những lỗi phát âm, cải thiện giọng địa phương hoặc các vấn đề giúp giọng nói hay, thu hút, ấn tượng thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng dành cho bạn.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ của Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ sẽ thật hữu ích với bạn trong công cuộc từng bước cải thiện giọng nói của mình. Hãy liên hệ chúng tôi qua số điện thoại (zalo) 0961.862.662. Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ chuyên chữa nói lắp, cà lăm, khó phát âm, nói ngọng, giọng địa phương…bạn nhé. Hỗ trợ các bạn chính là sứ mệnh của chúng tôi, cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết bổ ích kế tiếp trong phần thư viện kiến thức của trung tâm. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn ngày càng cải thiện giọng nói của mình qua từng ngày bạn nhé! 

Rate this post

Trả lời

ni-ging-a-phng-trong-giao-tip-liu-c-phi-l-chng-ngi-hay-chnh-l-c-trng-ring