Author Archives:

THẾ NÀO LÀ TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ NÓI NGỌNG?

Đầu tiên chúng ta cần phân biệt khái niệm “tiếng địa phương” và khái niệm “nói ngọng”. Có rất nhiều người thường hiểu lầm và lẫn lộn giữa hai khái niệm này.

Tiếng địa phương (hay còn gọi là phương ngữ) là ngôn ngữ chỉ sử dụng, lưu hành ở những vùng địa lý nhất định. Các vùng ở các miền bắc- trung- nam, mỗi vùng miền sẽ sử dụng tiếng địa phương đặc trưng khác nhau.

Trong khi đó “nói ngọng” lại thuộc về lỗi phát âm, cần phải sửa chữa và khắc phục, tránh gây biến nghĩa, hiểu lầm và trong một số trường hợp, dễ gây cho người nghe sự mắc cười. Và những người bị lỗi phát âm nói ngọng sẽ không nhiều bằng việc sử dụng tiếng địa phương.


Với một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, bạn có thể thấy người dân đọc r thành g, ắt thành ắc, v thành d. “Bắc con cá gô bỏ dô gổ” thay vì “Bắt con cá rô bỏ vô rổ”. Một số nơi khác, ôi đọc là âu, tức “bà nội” thì đọc là “bà nậu”. Người miền Nam nói chung thường đọc âm “dz” thay cho cả v và gi, “vui vẻ” thành “dzui dzẻ”; cũng không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã trong phát âm. Còn một số nơi người miền Trung đọc âm oang thành oan, như “Ngọc Hoàng” thành “Ngọc Hoàn”; hay am thành ôm, như “đi làm” thành “đi lồm”. Tương tự, một số tỉnh miền Bắc đọc nhầm l và n, hay ưu đọc là iu; “uống rượu” đọc là “uống rịu”…

Nói tóm lại, cách phát âm tiếng việt vô cùng phong phú và đa dạng, vậy nên dù bạn đang nói giọng vùng miền nào đó hay có bị phát âm sai một số từ nào đó nhất định thì khi chuyển đến sinh sống tại một nơi khác hay công việc đòi hỏi cần phải giao tiếp theo ngôn ngữ chuẩn quốc gia, thì bạn nên sửa đổi giọng vùng miền hay vấn đề nói ngọng để có thể tự tin giao tiếp hơn bạn nhé.


Nếu bạn đã tìm mọi cách để sửa giọng địa phương hay nói ngọng nhưng vẫn chưa thành công thì bạn hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ qua số điện thoại (zalo) 0961 862 662. Trung tâm với nhiều năm kinh nghiệm sửa giọng địa phương và chữa nói ngọng, sửa lỗi phát âm sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

NÓI LẮP (NÓI CÀ LĂM) CÓ CHỮA DỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG?

Chào bạn, tôi là chuyên gia chữa nói lắp (nói cà lăm) Nguyễn Nhật Hạnh. Với hơn 6 năm kinh nghiệm chữa nói lắp cho hàng ngàn học viên, từ trẻ em cho tới người lớn. Bằng sự trải nghiệm nói lắp từ hồi nhỏ của bản thân, đến hôm nay khi đã trở thành người ăn nói trôi chảy, tôi xin giải đáp với các bạn câu hỏi mà tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc từ học viên trong và ngoài nước, câu hỏi đó là: Nói lắp (nói cà lăm) có chữa dứt điểm được không?

Thực tế, bản thân tôi ngày xưa là một người bị nói lắp tương đối nhiều, hay với nhiều bạn thường chia sẻ đó là mức độ nói lắp nặng hay nhẹ. Tôi bị nói lắp rất nhiều năm, ký ức nói lắp của tôi xuất phát từ một lần tôi học lớp mẫu giáo lớn. Khi đó, tôi muốn mượn bạn học cùng một cục đất sét nặn, tôi không thể phát âm mở lời với bạn rằng: Bạn ơi, cho tớ mượn cục đất sét nặn với.

Tôi không nhớ được gì về ký ức vui vẻ hồi nhỏ, mà trong đầu chỉ toàn nỗi sợ khi giao tiếp với người khác, đặc biệt với bạn bè và người thân. Nói lắp theo tôi lớn lên, tôi học cấp 1, cấp 2, rồi cấp 3.. tôi khép mình như con chim bị nhốt trong lồng, muốn nói muốn giao tiếp mà không cất lên được lời. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và tự ti. Và tôi đã đi tìm đủ phương pháp để chữa nói lắp. Và để trả lời cho câu hỏi nói lắp có chữa dứt điểm được không, thì tôi xin trả lời bằng chính kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi của tôi, thì câu trả lời đó là KHÔNG.

Không ở đây nghĩa là nói lắp không thể chữa khỏi dứt điểm được 100% nhưng bạn có thể cải thiện được nó một cách tối đa và tự tin giao tiếp trôi chảy nhất nếu bạn biết cách và làm đúng phương pháp.


Nói lắp không hề đơn giản như bạn nghĩ. Có thể bạn gặp trục trặc với bộ máy phát âm từ trong đầu, nhưng yếu tố về tâm lý và thói quen mới là quyết định chính dẫn đến mức độ nói lắp của bạn có bị trầm trọng lên hay không. Bạn sẽ bị nói lắp nặng hay nhẹ.

Tin tôi đi, trên thế giới không có bất kì nơi nào cam kết rằng nói lắp sẽ khỏi được 100% cả. Vì họ hiểu quy luật, hoạt động của nói lắp. Để thay đổi nói lắp, bạn cần phải thay đổi cả về tư duy, suy nghĩ, thói quen và thậm chí mối liên hệ giữa nói lắp và sức khoẻ,.. rất nhiều yếu tố liên quan cần phải được cải thiện. Và bạn cần phải chọn cho mình một phương pháp chữa nói lắp phù hợp, chính xác phải luyện tập đúng phương pháp bạn mới có thể cải thiện được tật nói lắp. Và bạn cần phải duy trì luyện tập nó tới suốt đời, và nếu không luyện tập hay kiên trì đồng hành, bạn sẽ rất dễ bị tái đi tái lại. Trên thực tế, không ai có thể chắc chắn cam kết nói lắp tự khỏi 100%. Có rất nhiều người đỡ nói lắp được một thời gian xong lại bị tái đi tái lại nhiều lần.

Nói tóm lại, bạn muốn thay đổi vấn đề nói lắp, bạn cần chọn tới một nơi uy tín để chữa nói lắp và gửi gắm, và phải hướng dẫn có tâm. Bạn cũng cần phối hợp với họ để luyện tập và thật kiên trì, chăm chỉ. Bất kì phương pháp chữa nói lắp nào cũng tốt, tuy nhiên, hiệu quả đạt được một phần do sự nỗ lực và thông thái của bạn tạo nên kết quả.

Nếu bạn cần hỗ trợ và để hiểu thêm về vấn đề nói lắp này, tôi có thể giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giúp bạn. Hãy liên lạc với tôi qua zalo 0961.862.662 nếu bạn cần sự giúp đỡ của tôi nhé. Chúc bạn tìm ra được phương pháp chữa nói lắp thành công!

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỊ CHỨNG NÓI LẮP (NÓI CÀ LĂM) CỦA CON?

Bạn thân mến, có phải con bạn đang bị nói lắp và bạn rất cần một phương pháp chữa nói lắp tại nhà hiệu quả?
Vậy hôm nay tôi sẽ cung cấp cho bạn những cách để bạn có thể luyện tập chữa nói lắp tại nhà cho con. Mời bạn cùng chú ý lắng nghe nhé.

Đầu tiên, để chữa nói lắp (nói cà lăm) thì bạn cần phải hiểu bản chất của nói lắp trước. Nguyên nhân nói lắp (nói cà lăm) là do đâu và nó hoạt động như thế nào ở trong não bộ.

Bản thân tôi, giáo viên chữa nói lắp ( Nguyễn Nhật Hạnh), tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều người nói lắp (nói cà lăm), đặc biệt bản thân bị nói lắp từ nhỏ nên tôi rất hiểu nếu bạn từng bị nói lắp hay có con bị nói lắp thì bị khó chịu hay ảnh hưởng tới giao tiếp như thế nào.

Nói lắp diễn ra với cơ chế rất phức tạp ở trong não bộ. Thậm chí, nhiều người nói lắp còn không hiểu nổi vì sao lúc đó mình lại bị nói lắp trong khi mình vẫn nhận thức được mình đang định nói gì.

Nó thực sự là nỗi ám ảnh của người nói lắp (nói cà lăm), mỗi lần phát âm mà bị cứng họng hay nói lặp đi lặp lại nhiều lần, gây cản trở rất lớn trong học tập của các bạn nhỏ, với người lớn sẽ gây ảnh hưởng tới công việc của họ.

Nếu bạn có con trẻ bị nói lắp, bạn hãy thử đi tìm hiểu nguyên nhân xem lý do vì sao con mình lại bị nói lắp. Có phải do nhà bạn có ai cũng bị nói lắp như vậy hay không? Hoặc những người xung quanh bạn, con bạn có tiếp xúc gần hay thường xuyên với ai bị nói lắp hay không? Hoặc hồi bé, con có bị chấn thương hay bị tổn thương gây ảnh hưởng tới tâm lý hay không?

Bạn hay xem kĩ lại nguyên nhân, từ đó mới nên bắt đầu đi tìm giải pháp chữa tật nói lắp cho con hiệu quả.

Để cải thiện cách nói chuyện của con , để con được giao tiếp trôi chảy hơn, bạn hãy kiên nhẫn bảo con nói chậm lại, thật bình tĩnh , hít hơi thật sâu và nói chậm, từng từ một. Hãy kiên trì rèn luyện thói quen nói chậm rãi, chú trọng hơi thở cho con mỗi ngày.

Vì trẻ em sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhiều như người lớn, không phải chịu nhiều nỗi đau về áp lực công việc hay cuộc sống gia đình, mà con chủ yếu bị lắp theo thói quen phát âm mà được hình ảnh trong não bộ hằng ngày.

Bạn hãy nhớ nhé, muốn chữa nói lắp (nói cà lăm) cho con thì cần phải thật kiên nhẫn, kiên trì và luyện tập thói quen nói chậm, dứt khoát từng từ một hằng ngày. Tuyệt đối không bắt chước hoặc nên can thiệp, nhắc nhở con mỗi khi con bị nói lặp lại một hay nhiều từ nhiều lần.

Bạn cứ kiên trì cố gắng lắng nghe con nói, đồng hành cùng với con trong suốt quá trình luyện tập, hướng dẫn con mỗi khi con nói sai hoặc chưa đúng. Nhất định con bạn sẽ cải thiện đáng kể được chứng nói lắp (nói cà lăm) này.

Nếu bạn đã cố gắng luyện tập với con để sửa tật nói lắp nhưng con không hợp tác hay cảm thấy việc luyện tập chưa đạt hiệu quả cao. Vậy hãy liên hệ tới số điện thoại hoặc zalo 0961.862.662 để được gặp trực tiếp giáo viên đầu ngành đã từng bị nói lắp, cô Nguyễn Nhật Hạnh. Cô sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn giúp con cải thiện tật nói lắp (tật nói cà lăm) nhanh và hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong kiến thức bổ ích của trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ tiếp theo.

ĐỂ CHỮA NÓI LẮP THÌ BẠN CẦN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Bạn thân mến, nói lắp (hay còn gọi là nói cà lăm) là một dạng rối loạn ngôn ngữ trong giao tiếp bằng lời nói. Mà nói lắp rất phức tạp, không đơn giản như người ta thường nghĩ.
Với những người không bị nói lắp, khi thấy người khác bị nói lắp thì họ sẽ khuyên nhủ rằng: “Bạn nói chậm lại thôi, nói nhanh quá nên mới bị lắp đấy”. Điều này là đúng hay sai vậy các bạn?

Chúng ta phải thừa nhận rằng những người bị nói lắp thường có thói quen nói rất nhanh. Và thậm chí, có nhiều người nói nhanh tới nỗi người khác không thể nghe kịp rằng họ đang nói cái gì . Và nói lắp cũng có nhiều dạng, có người thì bị khó phát âm, nói mãi không thành lời. Có người thì bị nói lặp lại, một từ nói nhân đôi, nhân ba, bốn,…

Và tất nhiên rồi, nói lắp khiến chúng ta vô cùng khó chịu, đi kèm với cảm xúc lẫn lộn mỗi lần giao tiếp. Đó là sự buồn rầu, thất vọng, chán nản, suy sụp,… Nói lắp đúng là một nỗi ám ảnh lớn với những người đang phải cảm nhận và trải qua nó.

Và khi bạn bị nói lắp đã quá nhiều, bạn quá mệt mỏi và cảm thấy phiền toái, bạn muốn thay đổi điều đó. Vậy theo bạn thì bạn nên bắt đầu từ đâu? Đầu tiên bạn cần phải làm gì để thay đổi tật nói lắp – nói cà lăm này bây giờ?

Nếu bạn chưa biết bạn nên làm gì để cải thiện tật nói lắp này, hãy theo dõi thêm những phần tiếp theo các bạn nhé. Tôi sẽ chỉ giúp bạn rằng để chữa nói lắp thì bước đầu tiên bạn cần phải làm là gì.
Hãy cùng tôi thay đổi giao tiếp của mình, trở thành một người ăn nói trôi chảy, mạnh mẽ và tự tin hơn bạn nhé.

Tôi- một người đã từng bị nói lắp làm được thì các bạn cũng sẽ làm được. Có câu nói: “Có công mài sắt- có ngày nên kim”.
Hãy cứ cố gắng tìm tòi, kiên trì học hỏi thì nhất định các bạn sẽ thành công.

TẠI SAO NGƯỜI LỚN CHÚNG TA CẦN PHẢI CHỮA NÓI NGỌNG?

Nguyên nhân nói ngọng ở người lớn có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề, vậy lý do tại sao nên chữa nói ngọng càng sớm càng tốt?

-Cơ hội việc làm tốt hơn
Như các bạn đã biết kỹ năng giao tiếp là cầu nối giữa mọi người với nhau, và đó cũng là kỹ năng cơ bản của mỗi người.
Với những người có kỹ năng giao tiếp giỏi thì sẽ có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề thường xuyên sử dụng giọng nói như MC, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, chăm sóc khách hàng…

Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn bị hạn chế thì chúng ta sẽ bị giới hạn cơ hội làm việc. Do đó, hãy cố gắng cải thiện vấn đề nói ngọng của mình hàng ngày nhé!

-Thể hiện sự chuyên nghiệp
Bạn hãy thử tưởng tượng trong một cuộc họp quan trọng và bạn là người thuyết trình, bạn nói ngọng mà mọi người cười phá lên thì liệu khi ấy bạn có cảm thấy tự tin nữa hay không?

Khi ấy, sự chuyên nghiệp trong lời nói hay bài phát biểu của bạn sẽ bị giảm đi.
Đặc biệt khi bạn nói chuyện với đối tác làm ăn, khách hàng quan trọng để ký kết hợp đồng hay lên kế hoạch mà bạn nói ngọng thì thật là kém duyên dáng và thanh lịch, cũng như thiếu kỹ năng giao tiếp trôi chảy.

Vì sao người lớn phải chữa nói ngọng?
Tại sao phải chữa nói ngọng ở người lớn?

Nói không bị ngọng giúp bạn tìm kiếm được nhiều người bạn hơn. Sự ấn tượng ngay từ lần đầu gặp gỡ, làm quen với người khác sẽ bắt nguồn từ giọng nói dễ nghe và đương nhiên là không bị ngọng rồi, bạn có công nhận điều đó không?

Có rất nhiều người không phải cố ý nhưng họ bị dị ứng với những người bị nói ngọng nên nếu chúng ta muốn làm quen với họ thì cách tốt nhất là chúng ta thay đổi từ chính bản thân mình.

Đây không phải một việc quá khó khăn và việc chữa nói ngọng sẽ giúp chúng ta tốt hơn, phát triển hơn vậy tại sao chúng ta không bắt tay vào luyện tập?

Nếu cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nói ngọng hiệu quả, bạn hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ với hơn 6 năm kinh nghiệm chữa nói ngọng trong và ngoài nước. Giúp bạn tự tin nói chuyện trôi chảy và rõ ràng hơn. Mọi thông tin liên hệ Hotline 0961 862 662 để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Nói ngọng là gì?

Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy dấu hiệu trẻ ngọng ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngọng là do không nói được đúng một số âm hoặc trẻ tự thay thế những âm này bằng âm khác như th thành kh, b thành p…

Qua nghiên cứu, người ta thấy ngọng có hai loại là ngọng thực thể và ngọng cơ năng. Ngọng thực thể gây ra bởi những biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc của hệ thần kinh trung ương; các rối loạn về khả năng nghe trong trường hợp rối loạn sức nghe chủ yếu bị ảnh hưởng đến các âm cao; do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu. Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ mà không tìm thấy một tổn thương nào khác suốt quá trình hình thành ngôn ngữ.

Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm âm “r” gọi là ngọng âm r màn hầu, do môi, răng, ngọng âm “l”… Nếu trẻ bị ngọng thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, phải xử trí trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi. Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà… nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm.

Nếu cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nói ngọng hiệu quả, bạn hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ với hơn 6 năm kinh nghiệm chữa nói ngọng trong và ngoài nước. Giúp bạn tự tin nói chuyện trôi chảy và rõ ràng hơn. Mọi thông tin liên hệ Hotline 0961 862 662 để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm “l – n”

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.

Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn “l – n” cũng khiến bạn bị “lây”.

Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở… nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.

Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” – dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”

Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi – phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên – giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.

Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.

Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” – phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.

Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.


Phương pháp giúp bạn không còn nói ngọng nữa

Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí

Chữ N: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở, khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).

Chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói, bạn uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).

Bạn phát âm thử và dùng tay kiểm tra phần khí thoát ra. Nếu thấy phần khí thoát ra không đúng như trên thì điều chỉnh lại cách đặt lưỡi.


Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên

Lúc đầu, bạn phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. Sau khi phát âm từng âm vị, bạn phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N – N, L. Tốc độ đọc chậm rồi nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi.


Bước 3: Luyện phát âm tiếng, từ có chứa âm L, N

– Ban đầu, bạn luyện với từ ngắn Nờ/ Lờ – Nên/ Lên – Nin/Lin, Nê/ Lê… sau đó dần ghép vào từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau.


Ví dụ:

Lặng/nặng hoặc Lăng/năng

Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; Nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc.

Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất.

– Khi đã quen dần, bạn chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước để luyện tập.

Ví dụ:

– “Luyện tập nói lời hay, làm ý đẹp” hoặc “Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ”…

– Hoặc nếu yêu âm nhạc, bạn cũng có thể luyện tập với lời bài hát có từ ngữ chứa âm L, N.

Bạn hoàn toàn có thể luyện tập phát âm mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, đọc báo… Đây là một những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L, N của bạn thành công.


Nếu cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nói ngọng hiệu quả, bạn hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ với hơn 6 năm kinh nghiệm chữa ngọng trong và ngoài nước. Giúp bạn tự tin nói chuyện trôi chảy và rõ ràng hơn. Mọi thông tin liên hệ Hotline 0961 862 662 để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

CÁCH CHỮA NÓI NGỌNG CHO NGƯỜI LỚN

Đối với người lớn, việc chữa nói ngọng sẽ dễ dàng hơn với trẻ con vì họ đã nhận thức và có tính kỷ luật bản thân mình:

Cách để phát âm chuẩn âm “n’’ và “l’’


Khi phát âm ”l” và “n” thì người nói đặt lưỡi ở vị trí khá giống nhau. Nhưng sự thật là chúng khác nhau, chúng ta cần chú ý đặt lưỡi đúng chỗ thì mới đúng được.


Đối với âm “n” chúng ta sẽ phát âm như sau: sử dụng đầu lưỡi và đặt chân răng hàm trên vòm cứng. Trong khi phát âm thì lưỡi cứng và bật nhẹ. Hơi lúc này chỉ thoát ra ở đường mũi.


Đối với âm “l” chúng ta sẽ phát âm như sau: sử dụng đầu lưỡi đặt trên vòm họng cứng. Mỗi khi nói hãy cố gắng điều khiển cho lưỡi cong lên, bật mạnh và để lưỡi rơi tự do xuống phía dưới.


Khác với âm “n”, âm “l” hơi thở sẽ chỉ qua đường miệng.


Chữa ngọng tại nhà với phương pháp truyền thống hữu ích


Với một người lớn chữa nói ngọng thì việc đầu tiên là cần phải xác định được việc cần làm ngay lúc này. Bạn nên tìm hiểu xem cách nào phù hợp với mình và mang lại hiệu quả cao tránh làm mất nhiều thời gian và công sức luyện tập mà không có kết quả gì.


Một trong những phương pháp truyền thống mà ông cha ta từ xưa đã sử dụng là tự luyện tập một danh sách các từ có liên quan đến hai âm “n” và “l” để cải thiện giọng nói của mình.


Ví dụ hàng ngày bạn có thể dành ra 20-25 phút để luyện tập câu nói này:

Nếu như bạn không im lặng tôi sẽ nặng lời với bạn đấy!


Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp lòng nàng no lâng lâng.


Im lặng là lúc chúng ta có thời gian suy nghĩ nhiều hơn.


Để có thể chữa nói ngọng thành công chúng ta cần có thời gian và sự kiên trì luyện tập. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng hàng ngày để có được kết quả như ý nhé.

Nếu bạn đã cố gắng luyện tập nhưng không sửa được tật nói ngọng thì hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ qua hotline 0961 862 662 hoặc qua Fanpage của trung tâm để được hỗ trợ và giải đáp giúp bạn mọi thắc mắc, hướng dẫn cụ thể để bạn phát âm được âm L và N rõ ràng nhất. Chúc các bạn thành công.

Cách sửa nói ngọng N và L

Có 2 trường hợp khiến họ bị nói ngọng là:

  • Thứ nhất do ngày bé sinh ra, lúc mới học nói đã tiếp xúc với toàn người nói ngọng nên nói sai cũng ko biết.
  • Thứ hai là do sống hoặc tiếp xúc với nhiều người nói ngọng, đôi khi có người hay trêu những người N & L lẫn lộn nên cũng thành thói quen và thỉnh thoảng nói nhầm.

Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.

Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi – phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.

Khác nhau:

1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)

  • Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.
  • Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)

Bước 1:

  • Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)
  • Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2:

  • Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…

Bước 3: Luyện tập các bài tập liên quan tới phát âm L và N

Nếu bạn đã cố gắng luyện tập nhưng không sửa được tật nói ngọng thì hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ, trung tâm sẽ hỗ trợ và giải đáp giúp bạn mọi thắc mắc, hướng dẫn cụ thể để bạn phát âm được âm L và N rõ ràng nhất. Chúc các bạn thành công.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm “l – n”

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.

Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn “l – n” cũng khiến bạn bị “lây”.

Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở… nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.

Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” – dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”

Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi – phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên – giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.

Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.

Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” – phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.

Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nói ngọng vui lòng liên hệ tới hotline 0961 862 662 hoặc nhắn tin tới fanpage Giọng Nói Thần Kỳ để được tư vấn, kiểm tra và hỗ trợ.

ging-ni-thn-k