Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.
Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn “l – n” cũng khiến bạn bị “lây”.
Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở… nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.
Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.
Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” – dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.
Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”
Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi – phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên – giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.
Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.
Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” – phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.
Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.
Từ trước đến nay, giọng nói luôn là 1 trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong giao tiếp, chính vì vậy hầu hết mọi người trong chúng ta hay tìm nhiều cách bồi dưỡng để có một giọng nói hay hơn.
Có thể trong hiện tại bạn đang cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ một người quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó sở hữu giọng nói hay và lôi cuốn. Bạn sẽ xuất hiện suy nghĩ: Mình có nên bắt chước nói y hệt giống họ để có một giọng nói hay như họ? Tuy nhiên điều đó chưa chắc đã phù hợp. Vì mỗi người một nhân sinh quan, một cảm nhận, một giọng nói và một quá trình rèn luyện giọng nói khác nhau. Nếu chúng ta bắt chước cũng có nghĩa chúng ta sẽ sao chép toàn bộ quá trình rèn luyện giọng nói của họ? Liệu bạn có đủ kiên trì? Và liệu việc bắt chước này là tốt nhất-trong khi sau này bạn sẽ còn bắt gặp nhiều hình mẫu còn tốt hơn.
Để có thể nói chuyện trôi chảy, tự tin và lôi cuốn bạn hãy là chính mình. Bởi vì cái gì là của mình, mình sẽ không phải gượng gạo hay cảm thấy mất tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình rèn luyện và phát triển giọng nói, chúng ta vẫn cần tiếp thu và học hỏi những điều hay của người khác, sau đó chọn lọc và biến nó là của mình. Như vậy bạn sẽ vẫn có một giọng nói hay nhưng vẫn là mình, không bị đánh mất bản sắc riêng của mình.
Hãy đến với Giọng Nói Thần Kỳ bạn nhé, bạn sẽ được chia sẻ và học hỏi các phương pháp giao tiếp hiệu quả giúp bạn có một giọng nói hay và phù hợp nhất. Liên hệ zalo 0961.862.662 để được kiểm tra và hỗ trợ.
Bài này, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi gửi tới GIỌNG NÓI THẦN KỲ về CÁCH CHỮA NÓI LẮP hiệu quả cao nhé!
Đầu bài, Admin cảm ơn các bạn đã ủng hộ Giọng nói thần kỳ thời gian qua. (Bài viết được biên tập bởi GIỌNG NÓI THẦN KỲ. Trung tâm chuyên điều trị nói lắp và nói ngọng hàng đầu Việt Nam) trong thời gian vừa qua. Với một loạt bài viết rất được sự ủng hộ của các bạn độc giả quan tâm như:
Nói lắp là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, con trai nhiều hơn con gái. Vì ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp truyền đạt nhất nên trẻ nói lắp dễ bị các rối loạn thần kinh chức năng khác gây cho trẻ đau khổ nặng nề về tinh thần mỗi khi sắp nói. Nguyên nhân xuất phát từ bên trong hoặc môi trường bên ngoài.
Nguyên nhân bên trong, trong đó có yếu tố di truyền chiếm 1/3 trường hợp, nguyên nhân bẩm sinh do hệ thần kinh thực vật dễ bị kích thích. Môi trường sinh sống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ nói lắp, ví dụ như người trông trẻ nói lắp, chấn thương nặng nề về tinh thần hoặc thực thể… Muốn có sự phối hợp ăn ý của các cử động khi nói cần có sự tiếp nhận đúng đắn được bản thân lời nói của mình bằng đường tai nghe và cảm giác bản thân. Nếu chữa sớm, khi lắp mới bắt đầu thì kết quả thường tốt. Đối với các trường hợp nói lắp đã lâu năm thì thường hay bị tái phát và chữa thường kéo dài lâu .
Tâm lý liệu pháp là một phần cơ bản của quá trình điều trị, điều chỉnh nhân cách của trẻ lắp, tạo cho trẻ lòng tự tin khi giao tiếp. Điều trị huấn luyện khả năng diễn đạt bằng cách tiến hành các bài tập từ ngữ với các buổi nói chuyện do các chuyên gia ngôn ngữ hướng dẫn. Kết hợp điều trị bằng thuốc nhằm lấy lại cân bằng của hệ thần kinh thực vật. Bạn cần đưa cháu đi khám ở chuyên khoa nhi để được tư vấn cách điều trị cụ thể.
KHÔNG NÊN CHỦ QUAN KHI BÉ NÓI NGỌNG
Tiến sĩ Nguyễn Duy Dương, khoa thanh – thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, làm bệnh nhân không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ, chẳng hạn nói chữ t thành n (tai thành nai), nh thành ng (nhung biến thành ngung…). Đây là một nhóm nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, lời nói, chủ yếu gặp ở trẻ con. Người lớn bị ngọng thường do tổn thương thần kinh trung ương, hay liên quan tới tai nghe… Có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc, nhưng cũng có bé mắc cả hai tật này. Ngọng thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, lâu, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, nên khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch. Ngoài ra, rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem TV quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe – nói mà qua nhìn – nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.
Bố mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, khi thấy con nói ngọng bố mẹ không chỉnh ngay từ đầu, ít chơi với trẻ… Một số trẻ còn bắt chước người trong nhà nói ngọng. Vì thế, nếu gia đình có người lớn nói ngọng, trẻ dễ nói theo.
Bên cạnh đó, trẻ bị các bệnh ảnh hưởng đến đường phát âm như bệnh mũi xoang, viêm VA… cũng hay nói ngọng. Các bé thường gặp tình trạng có những chữ đáng lẽ ra miệng phải kín nhưng trẻ khó thở nên há mồm, dẫn tới phát âm sai.
Những tổn thương thực thể như dị dạng đường phát âm, ngắn hãm lưỡi, sứt môi hở hàm ếch, tổn thương miệng… cũng là nguyên nhân gây ngọng. Một số trẻ cũng có thể ngọng do bộ phận thính giác. Khi nghe kém, trẻ không đủ vốn từ để học nói đầy đủ, thành ra ngọng (cũng như trẻ không nghe được thì không nói được, thành câm).
Theo một số tài liệu, nguyên nhân là trẻ có vấn đề khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Nhiều trẻ có thể ngọng tới 7-8 tuổi rồi tự hết nhưng việc nói không rõ này có thể ảnh hưởng nhiều đến việc học hành, giao tiếp, sự tự tin của trẻ.
“Trẻ con 2 tuổi ở thời điểm tập nói, nếu nói ngọng là hoàn toàn bình thường nhưng tới 4 tuổi vẫn chưa sửa được thì phải coi là bất thường, cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục”, bác sĩ Dương cảnh báo.
Theo bác sĩ, cách chữa bệnh này tùy thuộc vào nguyên nhân, bởi vậy quan trọng nhất khi thấy trẻ ngọng là tìm hiểu lý do gây ra tình trạng đó. Trẻ nghe kém, có vấn đề ở đường phát âm, hay bất thường ở tai mũi họng, hoặc gia đình có ai bị ngọng, hay trẻ xem TV quá nhiều, ít có cơ hội nghe, nói trực tiếp…
Thông thường, tình trạng ngọng có thể được cải thiện rõ rệt bằng việc sử dụng ngôn ngữ trị liệu. Với tùy dạng ngọng của trẻ, bác sĩ sau khi thăm khám có thể cho bé tập các bài trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau. Chẳng hạn, trẻ không phát âm được một từ nào đó (ví dụ, không nói được chữ “p”, nói pin thành in) hoặc nói từ này thành từ khác (như định nói “cá” thì lại chệch sang là “tá” hay cam” thành “tam”…) thì sẽ có các bài phù hợp để điều chỉnh cho đúng. Việc dùng các bài tập này sẽ giúp trẻ thay đổi cách cấu âm, thay đổi cách sử dụng lưỡi và nói rõ ràng, chuẩn xác hơn.
“Người lớn không nên chủ quan, coi nói là quá trình tự nhiên, để mặc trẻ, cần quan tâm đến sự hành thành ngôn ngữ của trẻ, theo dõi những bất thường để sớm cho con đi khám và can thiệp kịp thời. Những trẻ ngôn ngữ kém, phụ huynh không nên cho tham gia hoạt động nhìn nhiều vì làm cung phản xạ nghe nói gián đoạn, hình thành phản xạ nhìn – nói”, bác sĩ nói.
Tật nói lắp ở trẻ và cách khắc phục
– Nói lắp khiến trẻ mất tự tin và khó giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ngay từ khi trẻ có dấu hiệu nói lắp, bạn cần có biện pháp rèn luyện, giúp trẻ sửa tật này.
Nguyên nhân
Các nhà khoa học mới chỉ ra được các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ khiến trẻ nói lắp như:
– Thể chất của bé: Trong quá trình sinh hoạt, trẻ bị vật cứng va vào đầu làm tổn thương tới vùng broca trong não – nơi tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ.
– Cú sốc tâm lý: Trẻ gặp cú sốc lớn trong gia đình hoặc bản thân chứng kiến một việc gì đó quá sợ hãi.
… để bé quan sát thế giới và tự diễn đạt ý nghĩ của mình…
Hệ quả
Nói lắp khiến bé hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi bé đi học, việc phát âm khó khăn làm cho bé không diễn đạt được ý kiến, ảnh hưởng rất nhiều tới năng lực học tập của bé.
Theo các nhà khoa học, trong não bộ những người nói lắp, vỏ não có những đoạn tách rời, cản trở việc tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ. Do đó, trẻ sẽ học kém.
Xử trí khi bé nói lắp
Tập đọc và tập nói
Bạn mua cho bé những quyển truyện cổ tích hoặc những quyến sách có giá trị giáo dục như Súp gà cho tâm hồn, hạt giống tâm hồn… để bé luyện đọc (với bé đã biết đọc). Nếu bé khoảng 5 tuổi, hãy giúp bé tập nói trước gương bằng cách đưa cho bé một chủ đề nào đó.
… thường xuyên trò chuyện với bé sẽ tăng cơ hội sửa nói lắp…
Đưa ra câu hỏi để trẻ trả lời
Sau khi bé đọc xong hãy hỏi bé. Câu hỏi lúc đầu thường đơn giản. Khi bé trả lời được lưu loát thì bạn mới tiếp tục đặt câu hỏi khó hơn
Bữa cơm gia đình là lúc thuận tiện nhất để rèn luyện cho bé. Mọi người hỏi bé về chuyện ở trường, ở lớp, về bé Tin hàng xóm có cái mũi to như thế nào, về bé Mập hay thò lò mũi xanh… Lắng nghe và khuyến khích bé nói nhiều hơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn có phương pháp chữa nói ngọng bằng máy tính. Nếu bé không thể chữa trị theo cách thông thường thì bạn nên đưa bé đến các trung tâm y tế để kiểm tra và điều trị. … hãy lắng nghe bé…
Hỗ trợ những yếu tố tâm lý cho bé
Bạn và mọi người hãy lắng nghe. Trẻ rất sợ khi vừa mở miệng ra đã bị bố mẹ và ông bà quát “Nói gì nói nhanh lên”. Làm như vậy, vô tình bạn làm trẻ bị ức chế và chứng nói ngọng, lắp của trẻ càng trầm trọng hơn. Bình tĩnh lắng nghe những gì trẻ bày tỏ với bạn sẽ kích thích trẻ nói nhiều hơn, cơ hội chữa lắp cho bé sẽ tăng lên.
Đừng chế nhạo bé. Bé hoảng sợ khi bạn bè và một số người xung quanh cười chế giễu khi bé nói lắp. Bạn hãy giúp bé tự tin bằng việc phát triển những trò chơi như vẽ, ô chữ, xếp hình… trong quá trình bạn sửa nói lắp cho bé. Điều này khiến cho các trẻ khác không có cớ gì để cười nhạo bé nữa.