Nói lắp là gì? Nguyên nhân gây nên tật nói lắp?

Nói lắp là hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ rối loạn trong các diễn đạt lời nói, thường thấy nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi nhất là các bé trai.

Nói lắp là gì?

là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói mà trong đó, người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Người bị bệnh có thể có biểu hiện căng thẳng, nháy mắt liên tục hoặc run môi. Tình trạng nói lắp thường xuyên sẽ gây khó khăn cho các hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người nói lắp.

Triệu chứng hay biểu hiện của tật nói lắp ở một người có thể khác nhau tùy từng hoàn cảnh. Nhìn chung, nói lắp dễ xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong các tình huống như nói trước đám đông và trò chuyện qua điện thoại. Trong khi đó, một số việc khác như đọc sách, ca hát, hoặc xướng âm lại là những hoạt động ít xảy ra – hoặc thậm chí có tác dụng gia giảm tạm thời – tình trạng nói lắp của một người.

Tật nói lắp thường xuất hiện ở các em trai nhiều gấp ba lần so với em gái. Ngoài tật nói lắp ra, trẻ hoàn toàn bình thường, vẫn hiểu được lời người khác nói, vẫn học hành được. Dạng bất thường này có thể phát triển trong giai đoạn bắt đầu tập nói, trong giai đoạn này nhiều trẻ em thường có tật nói lắp. Khoảng 5%-10% trẻ thường bị tật này khi mới nhập học và khoảng 1% trẻ sau tuổi dậy thì bị tật nói lắp dai dẳng.

Nguyên nhân

Về nguyên nhân gây bệnh còn chưa thật rõ ràng, bởi vậy còn có những ý kiến khác nhau:

– Do chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng trong trường hợp đẻ khó phải dùng forceps cặp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ. Hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng Broca.

– Do mắc bệnh: Cũng có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể truyền được cho thai và bệnh đó đã gây tổn thương cho não trong đó có trung tâm ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não) sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ.

– Khủng hoảng tình cảm: Một số nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen.

– Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông: Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Hamburg và Gottingen (CHLB Đức) đã nghiên cứu qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ của não 15 người bị bệnh, so sánh với não của 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở những người bị bệnh có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.

Phương pháp điều trị

Có rất nhiều bài tập và liệu pháp điều trị tật nói lắp, tuy nhiên để có hiệu quả yêu cầu người bệnh phải áp dụng dúng các quy tắc và luyện tập thường xuyên. Có thể tham khảo các bài luyện tập dưới đây:
1. Phương pháp chữa nói lắp toàn diện.

2. 4 mẹo chữa nói lắp cực hiệu quả.

3.Cách điều trị tật nói lắp ở người lớn tại nhà

Hoặc bạn có thể đăng ký tham gia khóa học chữa nói lắp hiệu quả – Giọng nói thần kỳ tại đây

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

ni-lp-l-g-nguyn-nhn-gy-nn-tt-ni-lp