TÍNH CÁCH THỂ HIỆN QUA NGỮ ĐIỆU LỜI NÓI.

Các bạn xem mình phù hợp với loại tính cách nào nhé :
Ngữ điệu lời nói như : âm điệu, tốc độ, giọng cao thấp, lớn nhỏ, ngắt quãng khi nói đều mang một ý nghĩa nhất định. Cùng một câu nói, nếu có những ngữ điệu khác nhau sẽ có những hàm ý khác nhau. những người với tính cách riêng luôn sử dụng một loại ngữ điệu gần như cho toàn bộ cách nói của người đó, đó chính là khí chất,là nét đặc trưng về tính cách của người đó.
+Người nóng tính
Tất nhiên ngữ điệu của họ không thể là từ từ chậm rãi, cũng không thể là nhỏ nhẹ, mà hầu như trong toàn bộ phát ngôn họ cảm thấy không thể nói chậm và nhỏ được. Đối diện với một vấn đề họ phải nói ngay, nói to, dằn từng từ. Ví dụ như: Một người hễ hỏi đến họ bất cứ vấn đề gì họ đều lớn tiếng, nói nhanh, và có những cử chỉ phù hợp đi kèm theo. Một người mẹ nhờ đứa bé lấy cho cái ly, nó vung tay và nói lớn “đã nói không là không”. Dĩ nhiên khí chất, và thuộc tính của tính cách của cậu bé này là quá nóng tính hơn bình thường.
( Bạn có thuộc tuýp người này ??)
+Người ôn hòa
Ngược lại với người nóng tính, người ôn hoà thường vừa nói vừa nghe đối phương, tốc độ lời nói thường đều đều, âm vực lời nói không qúa to cũng không lí nhí trong cổ họng. Mỗi lời nói của họ dường như đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi phát ra.
Ví dụ thấy một người khác đến nhà mắng nhiếc vì con của chị này đã ném đá lên mái tôn nhà họ. Chị này là người ôn hoà với một ngữ điệu tha thiết : “Chị đừng giận để em về em dạy cháu, con em em biết mà, nghịch lắm”. Nhưng một người thiếu ôn hoà sẽ lên giọng ngay câu nói “con em em biết mà”, hàm ý toàn bộ câu nói và ngữ cảnh sẽ đổi khác hoàn toàn. Nghĩa của câu khác đi do đổi ngữ điệu khác đi.
( Bạn có thích là người ôn hòa không ? 😀 )
+Người khôn ngoan khéo léo
Tất nhiên ngữ điệu lời nói của họ phải là ngọt ngào, tiết tấu nhịp nhàng, âm vực vừa đủ, họ biết nhấn mạnh trọng âm, không phải họ thuần thục trên phương diện ngôn ngữ, nhưng tính cách của họ đã tạo cho họ có cách thể hiện như trên. Cũng như tính cách được giáo dục, thì việc sử dụng phát ngôn của họ cũng cần được giáo dục, nếu họ không được trời phú cho một giọng điệu bẩm sinh, thì do học hỏi tích lũy, họ sẽ có nhiều biểu hiện của một tính cách khôn khéo trong việc sử dụng ngữ điệu lời nói.
Ví dụ như: chồng nói với vợ “Anh hiểu mà, đừng trách nữa, rồi mọi chuyện sẽ qua…” Cứ ngữ điệu trầm ấm, uyển chuyển và khéo léo ấy họ rót vào tai người nghe một sự hài lòng, cho dù người nghe có phải khó khăn lắm mới đón nhận được hiện thực.
( Bạn nhận thấy mình có phải là người khéo léo hay không ? )
+Người thiếu tự tin và hay mặc cảm tự ti
Trước mọi người, mẫu người này nói rất nhỏ, lí nhí trong cổ họng. Nếu họ phải nói chuyện với những người có điạ vị cao, có học thức, có điều kiện kinh tế cao hơn họ thì họ càng có khuynh hướng nói nhỏ đi, và có dáng vẻ nuốt lời.
(Mình tin rằng có rất nhiều người đang thuộc tuýp người này. Đặc biệt những người bị nói lắp vì mặc cảm tự ti )
+Người đơn sơ, hoạt bát, cởi mở
Giọng nói của họ sẽ to, đều, rõ ràng, khoáng đạt, không nghe một chất ẩn khuất u ám nào. Tất nhiên ngữ điệu này khi đi vào nghiên cứu kỹ lưỡng dĩ nhiên sẽ có khác biệt với giọng nói to của một người nhẹ dạ, nói cách nôm na là “phỗng”.
( Bạn có muốn thuộc kiểu người này? )
+Người không thật thà
Thường nói lắp bắp, nhanh, nhưng nhỏ; điều lắp bắp là thể hiện sự không thật thà, còn nói nhanh và nói nhỏ là đang che đậy sự không thật thà ấy. Ngữ điệu của người không thật thà thường như nấc cục, bởi vừa nói vừa phải ứng biến với vấn đề. Ví dụ : Một đứa bé vừa mới ăn vụng, nó không biết rằng mẹ đã nhìn thấy, mẹ hỏi “con làm gì thế” câu trả lời sẽ là “con … con đang … à không có gì đâu mẹ”.
( Mình nghĩ là không khó để nhận biết ra loại người này )
+Người tự thể hiện mình
Giọng nói thay đổi ngữ điệu liên tục, có khi là sự thuần thục trong việc phát ngôn, nhưng trong một vài trường hợp nói mà thay đổi ngữ điệu liên tục là hình thức giả, họ cố làm ra vẻ huyễn hoặc đang cố tạo ấn tượng cho đối phương, nói bằng một từ không được hay lắm là họ đang “nổ”. Đó là hai tính cách thể hiện mình, một sự thể hiện mình cách thật thà, còn sự thể hiện kia là sự thể hiện bằng vỏ bọc giả.
Nhìn cách khái quát vấn đề, có rất nhiều tính cách trong cuộc sống, mỗi tính cách ảnh hưởng lên lời nói một cách khác nhau, mỗi tính cách có một cách thể hiện khác nhau. Tính cách nào thì đi kèm cách phát ngôn ấy. Khó lòng mà tìm thấy một tính cách xấu trong phát ngôn chuẩn, ngữ điệu ngọt ngào và cũng khó lòng tìm thấy một tính cách tốt trong một phát ngôn mà ngữ điệu lệch chuẩn.
Hi vọng các bạn sẽ nhận diện được tính cách của mình và sửa đổi cho phù hợp với cách sống của mình nhé <3 -via: Nhật Hạnh - Group Cách chữa nói lắp - Giọng nói thần kỳ #Giongnoithanky #Giọng_nói_thần_kỳ #Chuanoilap #Chữa_nói_lắp #noilap #Nói_Lắp

Rate this post

Trả lời

tnh-cch-th-hin-qua-ng-iu-li-ni