Category Archives: Thư viện kiến thức

Kiểm soát tâm lý trong điều trị nói lắp

Không chỉ với những người mắc phải tật nói lắp đáng ghét mà hầu hết mọi người đều không thể kiểm soát tốt tâm lý của mình trong những tình huống đặc biệt!
Các bạn có biết rằng, ngay cả một người bình thường, khi trong tâm trạng căng thẳng hoặc sợ hãi cực độ cũng hoàn toàn trở thành một người lắp bắp?
Người bị nói lắp còn kiểm soát tâm trạng của mình kém hơn nhiều. Người nói lắp thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng dù chỉ trong những cuộc trò chuyện đơn giản nhất. Bởi vì nỗi sợ hãi nói lắp luôn bủa vây không cho họ lối thoát.
Chính vì thế, việc đầu tiên bạn phải làm nếu đang là một người nói lắp là học cách thư giãn tinh thần của mình.
Đầu tiên: Hãy học cách thư giãn cơ thể
– Hít một hơi thật sâu và chầm chậm thở ra, nhắm mắt lại và cảm nhận luồng dưỡng khí chạy khắp cơ thể của mình.
– Thả lỏng cơ mặt: Ngừng việc nhíu mày, nhăn trán, mắt hơi nhìn xuống phía dưới một chút, cơ má và cơ hàm đều thả lỏng. Giữ như vậy 1 phút.
– Thả lỏng các cơ khắp cơ thể, không gồng vai nhưng vẫn giữ tư thế thẳng tự nhiên.
– Nhẹ nhàng lắc đầu từ trái qua phải, trên xuống dưới, mở miệng và lắc nhẹ cơ hàm cùng lưỡi lên trên xuống dưới, sang trái và phải. Lắc nhẹ tay chân.

Thiền là một liệu pháp điều hòa tâm lý vô cùng hữu hiệu

Thứ hai: Hãy tư duy tích cực
– Tự nhủ trong đầu mình rằng: “Nếu mình có nói lắp thì cũng chẳng sao cả, người ta có thể cười mình nhưng mình sẽ bình thản chấp nhận điều ấy và bỏ ngoài tai những lời cười cợt chê bai. Cha mẹ đã cho mình giọng nói này và mình biết ơn vì ít nhất mình vẫn còn có thể nói”

Tư duy tích cực khiến cuộc sống chúng ta vui vẻ hơn

– Khi ở một mình và khi hát bạn không hề bị lắp, đúng chứ? Vậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bạn chẳng hề làm sao cả, bạn có thể nói chuyện hoàn toàn bình thường như bao người khác. Chỉ là bạn hơi căng thẳng và nghiêm trọng hóa vấn đề của mình một chút thôi.

Rất ít người bị cà lăm (nói lắp) khi hát!

– Hãy nói chuyện mà không nghĩ ngợi gì cả, ý của tôi là: Hãy nói chuyện khi không nghĩ ngợi về nói lắp trong đầu. Nếu bạn cứ lo sợ rằng từ tiếp theo mình sắp bị lắp thì có lẽ không chỉ 1 mà 10 từ tiếp theo bạn cũng không thể nói trôi chảy. Nếu chẳng may bị nói lắp, vậy thì cứ để nó diễn ra. Việc của bạn là bỏ qua nó, không ngập ngừng, không dừng lại và tiếp tục nói như thể bạn không bị vấp 1 chút nào.
– Nếu có thời gian và điều kiện, hãy đi học một lớp thiền, yoga hoặc chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoài trời. Tâm trạng của bạn sẽ tốt lên rất nhiều và tật nói lắp sẽ giảm đi tương xứng.

Sửa tật nói cà lăm

Hỏi: Em có tật nói cà lăm, rất khó khăn khi đọc tiếng Anh, khảo bài và nói chuyện trước đám đông… Xin bác sĩ và chuyên viên tư vấn cho em làm cách nào (chuẩn bị về tâm lý, cách thức làm) để bớt và hết tật nói cà lăm. (Trần nghĩa Hiệp)

Đáp: Cà lăm không phải là một bệnh lý mà chỉ là tật do nói lắp từ nhỏ, hoàn toàn có thể tự điều chỉnh được nhờ ý thức và ý chí của chính bản thân bạn.

Bạn cần lưu ý mấy điểm sau :

* Có quyết tâm cao, tin tưởng tuyệt đối vào kết quả mình sẽ đạt được.

* Kiên trì tập luyện, mỗi giờ, mỗi ngày.

* Tật này hoàn toàn có thể khắc phục được.

* Khởi đầu từ từ, bạn tập nói chậm, rõ ràng từng từ, chủ động tránh nói lắp.

* Kiên trì liên tục, làm chủ ngôn ngữ của mình, lâu dần thành thói quen mới không còn nói cà lăm nữa.

* Tập ở mọi lúc mọi nơi. Trong việc học và nói tiếng Anh, lúc đầu bạn có thể tập đọc, nói tiếng Anh ở nhà trước, rồi tập ở lớp, ở nơi công cộng.

Nên nhớ kiên trì để tạo nên một thói quen mới thay cho lời nói cà lăm.

Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm

Nói lắp! Thật là đáng ghét, tớ bị nói lắp rồi!

Hắn là ai thế? 

Nói lắp (hay còn gọi là cà lăm) là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Teens mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói gì nhưng khi phát âm thường bị lặp âm, lặp từ nhiều lần, kéo dài một âm thật lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp hay im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói đúng. Thậm chí, với các teens không mắc phải tật này thường xuyên thì “anh bạn” cũng có thể ghé thăm các ấy khi đang nói nhanh cơ.
Một sự thật ngộ nghĩnh là nói lắp thường gặp ở các XY nhiều hơn là XX, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải đó! Ngoài việc khó thốt ra lời khi căng thẳng, gắng sức để nói, bối rối, lo lắng… thì có thể các ấy còn cảm thấy tinh thần mình gấp gáp, trừng mắt, méo miệng, môi run, thậm chí lắc đầu, khoa chân, múa tay loạn xạ í!
Tuy không phải là bệnh nhưng cái tật nói lắp đáng ghét này thường đưa lại nhiều phiền phức cho teens tụi mình lắm luôn. Vì nói năng khó khăn nên có thể ấy sẽ dần trở nên cô độc, co mình lại, xấu hổ và mặc cảm. Rồi thì có teens thấy bạn bè mình đọc lưu loát hoặc ăn nói hùng hồn trong khi bản thân lại lắp ba lắp bắp hoài không thì cảm thấy bị ức chế. Đặc biệt, tệ nhất là khi bị người khác lôi ra làm trò đùa để trêu chọc, teens càng tỏ ra căng thẳng, nói không nên lời nữa chứ!

Tại sao tớ lại dính phải tật này thế?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm ấy bị nói lắp, có thể là do chấn thương khi ấy còn bé tí xíu như mẹ ấy bị sinh khó, ngã… ảnh hưởng đến vùng broca (chính là vùng ngôn ngữ của não chúng mình đó mà!). Cũng có khi tật nói lắp là do di truyền, do di chứng của các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà… khiến vỏ đại não bị tổn thương đấy! Nguyên nhân khách quan và buồn cười nhất chính là teens có thể bị nói lắp vì cố tình bắt chước người khác hoặc thường tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả dần dần tự biến mình cũng cà lăm theo!!!. Thêm nữa, khả năng cũng có thể do tinh thần các ấy bị tổn thương hay bị quát nạt, o ép khiến dễ bị kích thích, căng thẳng, lo lắng quá mức mà gây nên chứng nói lắp này.

Tớ có thể “cắt đuôi” tật nói lắp đáng ghét này được không? 

Tất nhiên là ấy có thể rồi và việc khắc phục tật này nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Muốn bỏ được nói lắp, trước hết các ấy sẽ cần phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý, đừng xem nói lắp là vấn đề quá nghiêm trọng đó nghen! Ngược lại, nếu ấy cho nó cũng chỉ là một tật thường thôi, có thái độ bình thản thì sẽ dễ uốn nắn, thậm chí không chữa cũng khỏi í!

Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là giữ cho tốc độ nói của mình chậm vừa phải. Khi nói, teens cần mạnh dạn hơn một chút, bình tâm, hòa nhã, tự nhiên và cố gắng phát âm chậm, dịu dàng thôi. Ban đầu việc này có vẻ khó khăn nhưng các ấy có thể thủ thỉ học hỏi ngay từ chính bạn bè mình hoặc những người mà ấy ngưỡng mộ xem làm cách nào để giữ được sự tự tin. Ngoài ra, khi nói, ấy hoàn toàn có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần, những câu nói phải nối với nhau. Chỉ có phát âm chậm và có tiết tấu mới có thể khiến cho ngôn ngữ nhẹ nhàng, liên tục mà không bị đứt đoạn.

Ngoài ra, teens có thể thử bỏ ra một khoảng chừng 50 – 60 phút mỗi ngày cho việc tập đọc to, đọc hồn nhiên như trẻ con tập đọc í! Trước hết các ấy cứ đọc cho mình nghe đã này sau đó dần dần mở rộng phạm vi ra trước những người trong gia đình, bạn bè cùng lớp… Điều này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trở ngại về tâm lý cho chúng mình đấy! Ấy cứ mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người thì sự căng thẳng tâm lý sẽ dần giảm bớt thôi. Sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến các ấy chuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm và cứ thế sẽ nói tự nhiên hơn. Thêm vào đó, teens đừng quên kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở nữa nha, nó sẽ giúp cho chúng mình tăng khả năng giữ nhịp độ và tiết tấu khi giao tiếp đó mà!

Không gì là không thể và chỉ cần các ấy kiên trì tập luyện một chút thôi, tật nói lắp đáng ghét này sẽ bị chúng mình cho rơi luôn cho xem!

Sáu bước để luyện giọng nói thu hút

1. Phát âm rõ ràng

 

Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.

 

 

 

 

Tập phát âm để sửa các lỗi như L-N, S-X, TR-CH… Do đặc trưng vùng miền, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Bạn nên sửa dần dần vì khi bạn nói chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người thuộc địa phương khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.

 

 

2. Làm chủ âm lượng và tốc độ nói

 

Âm lượng: Hẳn chúng ta đã từng thấy khó chịu khi nghe ai đó nói quá to hoặc không mấy ấn tượng với những người nói quá nhỏ. Nói quá to thường bị cho là thô lỗ, nói quá nhỏ thì bị xem là tự ti, nhút nhát…vì vậy, hãy luyện tập để có giọng nói rõ ràng, vừa đủ nghe. Để xem mình nói đã vừa nghe hay chưa có nhiều cách. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến một vài người bạn hoặc ghi âm lại giọng nói rồi tự mình cảm nhận. Trong câu nói cũng nên có điệu trầm bổng, nhấn nhá để tạo sự thu hút từ người nghe. Tránh nói chuyện bằng giọng đều đều, buồn ngủ.

 

 

 

 

Tốc độ nói: Cũng như âm lượng, người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Đặc biệt là khi vừa đặt ra một câu hỏi, kể chuyện đến một tình tiết nào đó và đang chuẩn bị chuyển qua một tình tiết mới. Sự dừng lại này là một cách thay đổi không khí nói chuyện, giúp người nghe tập trung hơn vào bạn. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ. Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

 

 

3. Tạo ngữ điệu êm ái

 

Ngữ điệu là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

 

 

 

 

4. Phát triển độ rung vang cho giọng nói

 

Độ rung vang là sự dội lại hay lặp lại của âm thanh trong môi trường trong đó âm thanh được tạo ra. Khi ai đó nói, sự rung được tạo ra trong cơ thể cũng như trong khu vực chung quanh người nói. Độ rung trong cơ thể thì người nói cảm nhận được. Có hai loại rung: nơi “giọng mũi” là chỗ các âm cao rung lên, và nơi “giọng ngực” là chỗ các âm trầm rung lên.

 

 

 

 

Tuy nhiên, hầu hết âm thanh giọng người phát ra có thể rung ở phía trước mặt nữa. Một giọng nói rung nhiều phía trước mặt thì khỏe, rõ, dù nó to hay nhỏ. Một giọng nói rung phía trước mặt tốt thì rất dễ tạo cảm tình, dễ nghe, tạo độ phong phú cho giọng.

Rung trước mặt là một sự kết nối giữa cái rung của miệng và mũi.

 

5. Tạo sức truyền cảm

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.

 

 

 

Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được. Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.

 

 

6. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng

Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng. Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút. Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

 

 

 

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.
Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma ;))

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.

Phương pháp chữa ngọng L và N

Sửa ngọng l và n trước hết  chúng ta có thể chia thành các trường hợp như sau:

– Tất cả đều L (Không nói được N)
– Tất cả đều N (Không nói được L)
– Có lúc N, có lúc L (Loạn N, L)

Để nói đúng N và L thì 2 yếu tố cơ bản phải kiểm soát được là: Lưỡi và hơi thở

Đối với L:

Phát âm từ L

– Lưỡi: Đầu lưỡi đặt chân răng hàm trên vòm cứng. Khi nói thì lưỡi cong và bật mạnh và rơi tự do xuống.
– Hơi thở: Hơi chỉ thoát ra ở khoang miệng

Phát âm từ L
Phát âm từ L

 

Đối với N:

– Lưỡi: Đầu lưỡi đặt chân răng hàm trên vòm cứng. Khi nói thì cứng và bật nhẹ.
– Hơi thở: Hơi chỉ thoát qua mũi.

Phát âm từ N
Phát âm từ N

Dấu hiệu nhận biết nói đúng N và L:
– Lưỡi: N thì cứng còn L thì mềm.
– Hơi thở: Đưa 2 ngón tay trỏ đặt lên cánh mũi, khi nói N thì cánh mũi rung và khi nói L thì cánh mũi không rung.

Lý thuyết rất ngắn nhưng thực tập thì cần rất nhiều thời gian và công sức. Kiểm soát được lưỡi và điều khiển được hơi thở là cả một quá trình. Nhất là trong quá trình thay đổi thói quen cũ để tạo một thói quen mới. Điều quan trọng nhất là phải biết mình đang gặp lỗi gì và có những phương pháp, kỹ thuật tập luyện phù hợp.

Lưỡi quá cứng hay lưỡi quá mềm chưa thể kiểm soát được, cùng hơi thở sai khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong khi nói. Và tâm lý ngại ngùng, xấu hổ càng làm chúng ta lướt qua nó khi nói vì vậy khiến tình trạng nói sai L và N ngày càng nghiêm trọng hơn. Phát hiện ra nguyên nhân, hiểu được phương pháp, kỹ thuật và nỗ lực tập luyện là con đường để chúng ta làm chủ N và L.

Chúc các bạn thành công. Để được hỗ trợ và tư vấn Miễn Phí, hãy liên hệ với trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ. Hotline: 0961.862.662

Nguyên nhân trẻ nói ngọng và cách chữa nói ngọng cho bé

Đa số các bé trong độ tuổi tập nói đều nói ngọng vì thế nên nói ngọng ở giai đoạn tập nói là điều khá bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng các bậc cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị kiến thức để tập cho trẻ thói quen nói đúng phương pháp, nếu trẻ lớn tuổi mà vẫn bị nói ngọng thì đó là bệnh lý. Hãy cùng trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cách chữa ngọng cho bé nhé.

Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết
Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết

99,9% trẻ nói ngọng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi, vì vậy khi con nói ngọng, cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các bộ phận, chức năng của bé sẽ hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên tuyệt đối không nói ngọng theo trẻ.

Từ 2-3 tuổi trẻ chưa nói được tròn vành, rõ chữ vì ở lứa tuổi này trẻ đang trong quá trình phát triển về âm, nếu được sửa trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng. Đến năm 4-5 tuổi trẻ mới định hình được cách phát âm. 6 tuổi, trước khi đi học, được coi là chuẩn mực để xác định trẻ có nói ngọng hay không.

Nếu con nói ngọng, làm cách nào để sửa tật i ngọng cho con? Chúng ta hãy cùng các chuyên gia về nhi khoa và ngôn ngữ học tham khảo các phương pháp để con có thể phát âm đúng chuẩn mực.

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe.

Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết
Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết

Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng.

Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ

  • Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…
  • Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.

Nguyên nhân khiến cho trẻ nói ngọng

  • Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.
  • Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
  • Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
  • Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
  • Cần giúp trẻ tránh các tác nhân hình thành nói ngọng

    Các cơ hàm yếu

    Cơ hàm yếu là nguyên nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tập cơ hàm cho con bằng phương pháp: nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt…để con có cơ hàm khỏe mạnh.

    Các cơ má và lưỡi

    Tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác để con có cơ má và cơ lưỡi mềm mại.

    Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết
    Nguyên nhân trẻ nói ngọng và hướng dẫn cách chữa nói ngọng cho bé các bậc cha mẹ cần phải biết
  • Bệnh dị ứng, cảm lạnh & viêm xoang

    Các căn bệnh về đường hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng….dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ. Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để bệnh cho trẻ, để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng.

    Cha mẹ phát âm không chuẩn

    Khi cha mẹ phát âm không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến bé nhầm lẫn về âm sắc. Vì vậy, cha mẹ cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.

  • Phương pháp sửa nói ngọng

    • Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.
    • Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…
    • Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.
    • Nói chuyện, hát cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.
    • Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
    • Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
    • Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.
    • Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.

    Lưu ý với các bậc cha mẹ:

    – Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.

    – Nếu nghi ngờ bé nói ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, cần đưa con đi khám ngay.

    4 nguyên tắc chính trong việc chữa ngọng cho bé

    Nói ngọng là tình trạng xảy ra ở một số trẻ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cấu trúc hàm, răng, lưỡi… Đa phần, việc nói ngọng sẽ dần cải thiện theo thời gian, nhưng có những trường hợp trẻ sẽ ngọng đến lúc lớn lên. Ngay khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần giúp trẻ chỉnh sửa ngay để tránh kéo dài.

    Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

    Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính.

    Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).

    Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.

    Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

    Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

    Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.

Cách chữa nói ngọng bẩm sinh hiệu quả

Nói ngọng là một tât mà sinh ra không ai là muốn mình bị mắc phải, nói ngọng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc, cuộc sống của chính các bạn.

Thông thường, có 2 dạng nói ngọng phổ biến nhất là nói ngọng  sinh lý ( là dạng nói ngọng bẩm sinh do cơ quan phát âm có vấn đề) và nói ngọng do tính  chất xã hội (do quá trình tập nói phát âm lệch chuẩn).

Bài viết sau đây của trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ phần nào sẽ giúp ích được cho các bạn chữa nói ngọng bẩm sinh một cách hiệu quả:

 

Phát âm chuẩn xác

Trước hết, để trị nói ngọng hiệu quả. Bạn cần tập phát âm sao cho đúng khẩu hình. Đúng vị trí đặt lưỡi. Có như thế thì phát âm sẽ rõ ràng và dễ đi hơi hơn.

Tập thở bụng

Thở bụng là cách thở nguyên thủy nhất của loài người. Từ khi sinh ra chúng ta đã thở bụng. Do quá trình phát triển mà chúng ta quên đi. Hãy thực hiện lại phương pháp thở bụng nhé.

Ngoài tác dụng cải thiện giọng nói. Thở bụng còn khiến cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn là điều cần thiết vô cùng trong chữa ngọng bẩm sinh. Một vài cách loại bỏ nói ngọng tiếng việt tôi nêu trong bài này. Phần lớn đều là cách bạn có thể dễ làm. Nhưng hiệu quả thì cần thời gian luyện tập. Muốn chính xác và nhanh chóng thì bạn nên gặp chuyên gia.

Ngôn ngữ tăng dần sự phức tạp:

Tập từ những từ đơn giản cho đến phức tạp hơn. Để tăng khả năng nhận diện chữ và khả năng nói lưu loát hơn. Tập từ câu ngắn đến câu dài. Cứ từ từ tăng dần rồi đọc cả đoạn văn. Khả năng nói của bạn sẽ dần tốt hơn.

 

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách chữa nói ngọng bẩm sinh.

Nếu bạn muốn tư vấn  thêm thì hãy liên hệ với trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ. Hotline: 0961.862.662

Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (P1)

Bài viết sau đây của trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ sẽ giúp bạn sửa lỗi phát âm để có một giọng nói chuẩn, giọng nói trầm ấm, rõ ràng. Nhưng trước tiên bạn phải tìm và biết được vấn đề mà bạn đang gặp phải đến từ đâu. Nếu bạn không sửa lỗi phát âm sớm thì vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc của bạn, làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, sợ hãi trước đám đông.

Đừng lo lắng, đã có Giọng Nói Thần Kỳ sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây:

SỬA NGỌNG DẤU HỎI

  1. Âm tiết mở bằng nguyên âm đơn:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cẩ các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ 2 là nguyên âm của âm tiết nhưng mang thanh nặng.
– Ví dụ: Tủ = tù + ụ => Cái tủ, Cả = cà + ạ => tất cả, Rổ = Rồ + ộ => Cái rổ, Tẻ = tè + ẹ => Gạo tẻ, Củ = cù + ụ => dưa củ…

  1. Âm tiết mở bằng nguyên âm đôi:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh huyền , âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ơ/ mang thanh nặng /Ợ/
– Ví dụ: Của = cùa + ợ, Rửa = rừa + ợ, Tỉa = tìa + ợ

  1. Âm tiết khép bằng nguyên âm ngắn: /i/ hoặc /u/

– Khái niệm: Âm tiết khép là những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p,t,k/).
– Ví dụ : Lâm nghiệp, theo đuổi, cần câu, cơn bão, con heo … (những chữ O ở cuối câu trong các trường hợp trên là biểu thị âm /U/)
Âm tiết khép bằng /i/ hoặc /u/ mang thanh hỏi như: chổi, bưởi, tuổi, tài, khẩu, tẩu, cầu, bảo, đảo, chảo…
– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ hai là nguyên âm ngắn như mang thanh nặng:
– Ví dụ: cái CHỔI = cái CHỒI + Ị
hòn ĐẢO = hòn ĐÀO + Ụ

Cách sửa lỗi phát âm để có một giọng nói chuẩn
Cách sửa lỗi phát âm để có một giọng nói chuẩn

  1. Âm tiết khép bằng phụ âm mũi:

Trong Tiếng Việt , chỉ những âm tiết khép bằng các phụ âm mũi sau đây mới mang thanh HỎI hoặc thanh NGÃ: /m/, /n/, /nh/, /ng/
– Ví dụ: lẩm bẩm, tản mạn, mảnh khảnh, lủng củng
– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ư/ ( nhưng phát âm giọng mũi và mang thanh nặng /Ư/
– Ví dụ: BẢN = BÀN + Ự, NHẨM = NHẦM + Ự,
CẢNH = CÀNH + Ự, ỦNG = ÙNG + Ự

Giọng Nói Thần Kỳ là trung tâm uy tín đã hỗ trợ hàng trăm học viên chữa đươc tật nói ngọng, nói lắp, và đặc biệt là giúp cho học viên có được giọng nói hay, khỏe, trầm ấm, rõ ràng.

Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề về giọng nói thì hãy liên hệ với Giọng Nói Thần Kỳ  Hotline: 0961.862.662

Cuộc sống sẽ tốt hơn nếu chúng ta không nói ngọng!

Nói ngọng - cách chữa nói ngọng

Đi làm thì đồng nghiệp cười đùa, trêu chọc mỗi khi bạn “nói ngọng”

Bạn bè thì cứ nghe thấy bạn nói lại được tràng cười “phớ lớ” chẳng rõ nguyên nhân

Bạn luôn tự ti vì chẳng thể nào mạnh dạn thuyết trình hay nói chuyện trước đám đông

Chưa hết, người yêu/vợ/chồng bạn chắc chắn sẽ “ngại” đưa bạn khi ngoại giao phải không?

Những mặc cảm về nói ngọng sẽ khiến bạn mất tự tin và dần trở nên “yếu đuối”

Vậy thì tốt nhất ĐỪNG NÓI NGỌNG nữa!

Vì đã có “GIỌNG NÓI THẦN KỲ” giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề nan giải trên.

“Nói ngọng” bản chất không phải là một điều xấu nhưng thực sự là một nhược điểm vô cùng lớn khiến chúng ta dễ vuột mất những cơ hội trong công việc và cuộc sống. Nhiều người vẫn lầm tưởng này, nói ngọng là gen di truyền, là yếu tố vùng miền rồi, làm sao mà thay đổi được?

Không phải không có cách, mà chính xác là bạn có đón nhận hay không mà thôi!

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp thì bạn có muốn tiếp nhận và trao cơ hội cho những người nói ngọng?

Khi mà họ không thể giao tiếp tốt với đối tác

Khi mà họ không thể quảng giao được với các mối quan hệ trong công việc

Và họ liệu có thể là gương mặt “đại diện” cho doanh nghiệp được không

Đó chính là vấn đề vì sao chúng ta cần thay đổi! Không phải để thoát khỏi sự “cười nhạo” của người khác mà để thành công trong cuộc sống của mình.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn có người yêu/vợ/chồng nói ngọng, bạn có đủ tự tin để dẫn họ đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè/đồng nghiệp?

Khi mà họ chỉ cần cất lên tiếng nói thì rất có thể khiến mọi người “chú ý”

Khi mà chính bản thân họ cũng không đủ tự tin để cởi mở giao tiếp với xung quanh

Khi mà mọi người có thể sẽ gián tiếp đánh giá họ chỉ vì họ nói ngọng, rồi họ sẽ cảm thấy tổn thương và càng trở nên mặc cảm?

Và còn rất nhiều những cơ hội mà bạn không thể “chạm tới” nếu như nói ngọng!

nói ngọng N và L
Từ này là “L” hay “N” nhỉ

4 BƯỚC CƠ BẢN GIÚP BẠN CẢI THIỆN ĐƯỢC TÌNH TRẠNG NÓI NGỌNG  

Bước 1:
– Đầu tiên, bạn phải học cách điều chỉnh hơi thở của mình sao cho đúng. Đó là bạn phải thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
– Khi luyện tập, khi thực hiện chữa nói lắp, chữa nói ngọng thì bạn cần có sự tập trung cao độ, tự chủ được hoạt động của môi, lưỡi, răng và miệng.

Bước 2:
– Làm mềm lưỡi của bạn bằng cách tập thể dục cho lưỡi hàng ngày. Đó là bạn hãy tập nói chữ R rung và tập hôn kiểu Pháp.

Bước 3:
– Điều chỉnh tốc độ nói của bản thân là một bước quan trọng trong cách chữa nói ngọng. Bạn hãy cố gắng nói chỉ 125 từ trong 1 phút.

Bước 4:
– Sử dụng não của bạn để điều khiển lưỡi để chữa nói ngọng l và n; ngọng các chữ o,e, a cũng như ngọng các dấu ?, ~.
– Khi đó bạn cần sử dụng tai nghe để phát hiện sai lầm của mình ở đâu. Đồng thời cũng rất cần có một người lắng nghe và phát hiện lỗi sai ấy giúp bạn. Hoặc nếu không có người giúp đỡ thì bạn có thể sử dụng máy ghi âm rồi nghe lại để tìm lỗi sai và cố gắng sửa lại chúng.

Tuy nhiên, với mẹo chữa nói ngọng như trên mới chỉ giúp bạn cải thiện được phần nào nhưng để chữa trị dứt điểm thì bạn nên tham gia một khóa học dài hạn hơn.  

Tin vui cho bạn! Đang đúng dịp ưu đãi MUA 1 TẶNG 1 dành cho tất cả khóa học tại “GIỌNG NÓI THẦN KỲ”!

Nếu bạn chưa biết đến “Giọng nói thần kỳ” thì tìm hiểu luôn tại đây nhé

  • Giảng viên đã từng “nói ngọng”, chính vì vậy rất thấu hiểu tâm lý e ngại cùng phương pháp giảng dạy bằng kinh nghiệm thực tiễn.
  • Trực tiếp giảng dạy cho từng cá nhân, thậm chí coaching tại nhà riêng nếu bạn “ngại”
  • Ứng dụng phương pháp đào tạo NLP quốc tế để áp dụng học tập hiệu quả nhất
  • 80% thực hành + 20% lý thuyết giúp học viên chắc chắn cải thiện được tình trạng nói ngọng lâu năm
  • Được hướng dẫn miễn phí những kỹ năng mềm giúp bạn phát triển bản thân và thành công hơn trong cuộc sống như: bí quyết thiết lập mục tiêu, quản lý thời gian hiệu quả, tự tin trong giao tiếp và làm việc chuyên nghiệp,…

Đến với “Giọng nói thần kỳ” bạn sẽ hoàn toàn tạm biệt  được “nói ngọng” và chắc chắn sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

 

Tật “Nói Lắp” và hàng ngàn nỗi khổ không thể kể cùng ai

Nói Lắp là vẫn đề nhức nhối ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Nhiều người tưởng rằng nó là bệnh bẩm sinh không chữa được. Tật “Nói Lắp” và hàng ngàn nỗi khổ không thể kể cùng ai

Vì sao lại có tật “nói lắp”?

Theo những nghiên cứu khoa học mới đây thì nói lắp có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân sau:

– Do chấn thương từ khi còn nhỏ: ví dụ như khi trẻ vô tình bị ngã và gây ảnh hưởng đến vùng não bộ và các dây thần kinh, chấn thương va chạm vùng đầu

– Khủng hoảng tình cảm: Một số nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen.

– Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông: Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Hamburg và Gottingen đã nghiên cứu qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ của não 15 người bị tật nói lắp, so sánh với não của 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.

Nói lắp ở người lớn có chữa được không?


Ngày nay có đến hơn 200 liệu pháp chữa nói lắp ở người lớn như dùng thuật thôi miên, luyện nói, châm cứu, các bài tập thở, đến các loại thuốc đông y và tây y… hứa hẹn sẽ chữa khỏi tật nói lắp này chỉ trong vòng nửa tháng, hay một tháng. Tuy nhiên, sự thật chứng minh rằng chẳng có phương pháp nào chữa được chứng bệnh nói lắp một cách nhanh chóng như vậy!

Thực chất tật nói lắp chỉ có thể chữa được trong điều kiện giao tiếp bình thường và đòi hỏi phải có thời gian cũng như sự kiên trì. Tiếp theo đó là những bài tập luyện kỹ năng phát âm ở điều kiện thực tế như trong một cuộc giao dịch ở cửa hàng, hay trong cuộc họp, giao tiếp với người lạ,… Và cuối cùng những người nói lắp đã tìm thấy được bầu trời mơ ước của họ. Việc giao tiếp của họ đã trở nên tự nhiên hơn như hít thở khí trời vậy.

Ngay cả khi nói hoặc hỏi những câu đơn giản như “Mấy giờ rồi?”, “Tôi tên là”… cũng khiến họ cảm thấy căng thẳng và gặp nhiều trở ngại để có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Không những bản thân họ cảm thấy tự ti và khó hòa nhập mà kể cả những người xung quanh cũng có thể cười nhạo họ hoặc ngại giao tiếp với họ vì quá mất thời gian.

Bệnh nói lắp ở người lớn không phải là căn bệnh gây chết người nhưng gây ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề ở người bị nói lắp. Họ có thể bị xem là những kẻ ngốc hay có vấn đề về thần kinh. Người bệnh nói lắp luôn mơ ước về thế giới mọi người có thể hiểu và chấp nhận họ. Vậy bệnh nói lắp ở người lớn có thể điều trị được không?

Bạn cảm thấy không đủ động lực để luyện tập, không đủ kiên trì? Bạn cảm thấy việc tự luyện tập theo cách trên khó khăn và không hiệu quả với mình? Vậy thì cách tốt nhất là bạn hãy đăng ký cho mình một lớp học luyện giọng nói. Khi tìm được một khóa học tốt, chất lượng giảng dạy tốt thì không những chữa được nói lắp, nói ngọng mà khóa học ấy còn giúp bạn giao tiếp tốt hơn, hiệu quả hơn và cuốn hút hơn.

Và một khóa học chữa nói lắp tại “Giọng nói thần kỳ” chính là một lựa chọn tốt nhất cho bạn. Lý do khuyên bạn tham gia đăng kí khóa học này là:

  • Tính chi phí

– Bạn lo lắng rằng học phí để chữa “nói lắp” cao? Chính vì vậy mà bạn chỉ dám tự tập luyện ở nhà nhưng rồi lại không hiệu quả? Bạn sẽ không còn quan ngại khi giao tiếp bởi tật nói ngọng, nói lắp của mình nữa. Chưa kể, hiện nay “Giọng nói thần kỳ” đang áp dụng chế độ ưu đãi tới 50% học phí!

  • Chất lượng, hiệu quả giảng dạy

– “Giọng nói thần kỳ” sở hữu một phương pháp huấn luyện chuyên nghiệp, giảng viên có nhiều kinh nghiệm về cách chữa ngọng, chữa lắp. Từ đó sẽ mang đến cho các học viên của mình những bài giảng khoa học & hiệu quả nhất.

– Học viên sẽ được các giảng viên trực tiếp kèm cắp, hỗ trợ cho tới khi hoàn toàn chữa trị dứt điểm được căn bệnh nói lắp.

– Dễ dàng tiếp thu, dễ dàng sửa đổi khi bạn có môi trường tốt nhất

– Phương pháp đào tạo trực tuyến giúp bạn vừa tiết kiệm được tối đa chi phí, thời gian và quan trọng là vẫn đảm bảo được chất lượng hiệu quả

Bạn muốn biết làm sao để chữa nói lắp hiệu quả khi bản thân không thể tự luyện tập, khi bản thân thiếu kiên trì? Vậy thì chỉ việc đăng ký và theo học ngay một khóa học chữa nói lắp tại “Giọng nói thần kỳ” thôi. Chắc chắn cuộc sống sẽ bước sang một trang mới! Hãy thay đổi ngay hôm nay!

Tìm hiểu thêm về phương pháp chữa nói lắp từ “Giọng nói thần kỳ” tại đây  – Hotline:0961 862 662

th-vin-kin-thc