Kiểm soát tâm lý trong điều trị nói lắp

Không chỉ với những người mắc phải tật nói lắp đáng ghét mà hầu hết mọi người đều không thể kiểm soát tốt tâm lý của mình trong những tình huống đặc biệt!
Các bạn có biết rằng, ngay cả một người bình thường, khi trong tâm trạng căng thẳng hoặc sợ hãi cực độ cũng hoàn toàn trở thành một người lắp bắp?
Người bị nói lắp còn kiểm soát tâm trạng của mình kém hơn nhiều. Người nói lắp thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng dù chỉ trong những cuộc trò chuyện đơn giản nhất. Bởi vì nỗi sợ hãi nói lắp luôn bủa vây không cho họ lối thoát.
Chính vì thế, việc đầu tiên bạn phải làm nếu đang là một người nói lắp là học cách thư giãn tinh thần của mình.
Đầu tiên: Hãy học cách thư giãn cơ thể
– Hít một hơi thật sâu và chầm chậm thở ra, nhắm mắt lại và cảm nhận luồng dưỡng khí chạy khắp cơ thể của mình.
– Thả lỏng cơ mặt: Ngừng việc nhíu mày, nhăn trán, mắt hơi nhìn xuống phía dưới một chút, cơ má và cơ hàm đều thả lỏng. Giữ như vậy 1 phút.
– Thả lỏng các cơ khắp cơ thể, không gồng vai nhưng vẫn giữ tư thế thẳng tự nhiên.
– Nhẹ nhàng lắc đầu từ trái qua phải, trên xuống dưới, mở miệng và lắc nhẹ cơ hàm cùng lưỡi lên trên xuống dưới, sang trái và phải. Lắc nhẹ tay chân.

Thiền là một liệu pháp điều hòa tâm lý vô cùng hữu hiệu

Thứ hai: Hãy tư duy tích cực
– Tự nhủ trong đầu mình rằng: “Nếu mình có nói lắp thì cũng chẳng sao cả, người ta có thể cười mình nhưng mình sẽ bình thản chấp nhận điều ấy và bỏ ngoài tai những lời cười cợt chê bai. Cha mẹ đã cho mình giọng nói này và mình biết ơn vì ít nhất mình vẫn còn có thể nói”

Tư duy tích cực khiến cuộc sống chúng ta vui vẻ hơn

– Khi ở một mình và khi hát bạn không hề bị lắp, đúng chứ? Vậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bạn chẳng hề làm sao cả, bạn có thể nói chuyện hoàn toàn bình thường như bao người khác. Chỉ là bạn hơi căng thẳng và nghiêm trọng hóa vấn đề của mình một chút thôi.

Rất ít người bị cà lăm (nói lắp) khi hát!

– Hãy nói chuyện mà không nghĩ ngợi gì cả, ý của tôi là: Hãy nói chuyện khi không nghĩ ngợi về nói lắp trong đầu. Nếu bạn cứ lo sợ rằng từ tiếp theo mình sắp bị lắp thì có lẽ không chỉ 1 mà 10 từ tiếp theo bạn cũng không thể nói trôi chảy. Nếu chẳng may bị nói lắp, vậy thì cứ để nó diễn ra. Việc của bạn là bỏ qua nó, không ngập ngừng, không dừng lại và tiếp tục nói như thể bạn không bị vấp 1 chút nào.
– Nếu có thời gian và điều kiện, hãy đi học một lớp thiền, yoga hoặc chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoài trời. Tâm trạng của bạn sẽ tốt lên rất nhiều và tật nói lắp sẽ giảm đi tương xứng.

3.2/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

kim-sot-tm-l-trong-iu-tr-ni-lp