Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (P2)

Trong phần thứ nhất chúng ta đã biết cách sửa ngọng dấu hỏi đối với tất cả các âm tiết. Trong phần thứ hai này, tôi và các bạn sẽ đi sâu hơi về nguyên tắc phát âm như thế nào mới thực sự được coi là đạt chuẩn! Thế nào? Tò mò chứ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nào!

Nếu xét trên một nguyên tắc rộng hơn thì tật nói lắp, nói ngọng hay cả nói giọng địa phương trong giao tiếp phổ thông đều được coi là những lỗi phát âm. Chính vì lẽ đó mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được những lỗi đó bằng phương pháp bài bản.

Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung cùng các bạn chỉ ra điểm quan trọng nhất để phát âm các âm tiết mà chúng ta thường hay bỏ quên đó chính là KHẨU HÌNH!

Khẩu hình là gì? Khẩu hình hay khẩu hình miệng là hình dáng miệng của bạn khi mở ra ở các trạng thái khác nhau. Giả sử trước miệng bạn có bộ mũi tên chỉ 4 hướng trên, dưới, trái, phải. Khi miệng mở ra theo hai hướng trên và dưới, ta có khẩu hình dọc. Khi miệng mở ra theo hai hướng trái và phải, ta có khẩu hình ngang. Khi miệng mở ra theo cả 4 hướng, ta có khẩu hình toàn bộ.

KHẨU HÌNH MIỆNG

          Với thống nhất về khẩu hình như vậy, để phát âm tròn vành, rõ chữ thì trước tiên chúng ta phải tập trung vào nguyên âm. Bởi vì nguyên âm là thành tố cấu thành nên tất cả từ ngữ mà chúng ta vẫn dùng. 5 nguyên âm A, E, I, O, U được chia thành 3 nhóm như sau: Khẩu hình toàn bộ: A; Khẩu hình dọc: O, U; Khẩu hình ngang: E, I.

        Với âm đầu tiên, âm A: Trước tiên hãy để dây thanh quản của bạn rung thật từ từ và đều đặn trong cổ họng tạo ra âm thanh ờ ờ ờ ờ. Sau đó thật chậm rãi mở khẩu hình miệng của bạn ra cả 4 hướng. Quá trình mở dần dần chuyển thành âm thanh chữ A, lưỡi của bạn đặt gọn trong hàm dưới, đầu lưỡi chạm vào răng cửa của hàm dưới và được đưa xuống theo hàm nhằm không chặn luồng âm thanh được tạo ra. Đó chính là vị trí đặt lưỡi hoàn hảo để phát âm mọi âm, tôi muốn bạn nhớ điều này để chúng ta còn thực hiện nó trong những bài tập tiếp theo, mọi từ luyện tập hãy đặt gọn lưỡi trong hàm dưới và đưa nó chuyển động theo hàm. Chỉ thế thôi.

          Tiếp theo, chúng ta đến với hai âm có khẩu hình dọc: O và U. Tương tự như A, hãy rung dây thanh quản khi khởi đầu để tạo đà cho việc phát âm. Kế tiếp hãy mở miệng theo chiều dọc một cách chậm rãi. Trong quá trình mở miệng, dần dần chuyển sự rung động của dây thanh quản để tạo thành âm thanh theo ý muốn bao gồm O, và U. Hãy nhớ, mở miệng thật chậm rãi và từ từ để cho âm thanh không phải được tạo ra một lần mà được kéo dài trong suốt quá trình phát âm.

          Sau cùng là hai âm có khẩu hình ngang: E, I. Giống hệt như  O và U chỉ khác khẩu hình miệng bây giờ của chúng ta là ngang. Cũng mở miệng phát âm một cách từ từ và nhớ đến vị trí đặt lưỡi nằm gọn trong hàm dưới. Đối với E và I cần lưu ý thêm là hạn chế mở khẩu hình miệng dọc nhiều, chỉ mở vừa đủ để miệng tạo ra được khẩu hình ngang. Vì khi mở khẩu hình dọc, âm E và âm I có xu hướng tạo ra âm Ờ sau khi phát âm chúng, chuyện này làm âm than của bạn mất đi độ chuẩn cần thiết.

3.6/5 - (15 bình chọn)

Trả lời

cch-sa-li-pht-m-c-mt-mt-ging-ni-chun-p2