Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.
Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn “l – n” cũng khiến bạn bị “lây”.
Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở… nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.
Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.
Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” – dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.
Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”
Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi – phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên – giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.
Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.
Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” – phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.
Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ giải quyết vấn đề nói ngọng vui lòng liên hệ tới hotline 0961 862 662 hoặc nhắn tin tới fanpage Giọng Nói Thần Kỳ để được tư vấn, kiểm tra và hỗ trợ.