Chào các bạn, theo đúng lý thuyết thì những người bị nói lắp thường bị lắp trong suy nghĩ, lắp trước khi nói.
Tuy nhiên rất nhiều bạn đang bị nói lắp lại cảm thấy khá khó hiểu trong tình huống: Khi mình rất vô tư, không lo lắng hoặc không nghĩ về việc bị nói lắp, tại sao mình vẫn bị nói lắp?
Hôm nay, cô Bảo Quyên – Giáo viên chữa nói lắp nhiều năm tại Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ xin phép được giải đáp thắc mắc này của các bạn học viên ở trong và ngoài nước.
Các bạn đang gặp vấn đề nói lắp thân mến. Theo mối tương quan giữa ý thức và tiềm thức, thì khi chúng ta suy nghĩ vấn đề gì đó trong nhiều lần, tức là lặp lại suy nghĩ vấn đề nói lắp nhiều lần, lâu dần sẽ xuống tiềm thức tạo ra hành động và thói quen nói lắp tương ứng. Nhưng đôi khi các bạn nói một cách rất hồn nhiên, vô tư, không suy nghĩ gì, các bạn vẫn bị nói lắp.
Câu trả lời đó là bởi vì: Nói lắp đã trở thành thói quen, mà những gì liên quan đến thói quen nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài bất kỳ lúc nào.
Điều này cũng giải thích cho quan điểm không nên che giấu vấn đề nói lắp của mình. Bởi khi chúng ta đã bị nói lắp lâu rồi, tạo thành tật hay thói quen rồi thì rất khó để che giấu, càng che giấu sẽ khiến bạn càng bối rối và làm cho người khác để ý đến bạn hơn mà thôi.
Vậy nếu nói lắp đã trở thành thói quen rồi thì chúng ta nên nhìn nhận và xử lý vấn đề nói lắp của mình như thế nào là đúng và hợp lý nhất? Câu trả lời của cô Bảo Quyên – Giáo viên chuyên chữa nói lắp tại Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ là: Bạn hãy bình tĩnh đối diện vấn đề và tìm các phương pháp để thay đổi thói quen cũ bằng thói quen mới – thói quen ăn nói trôi chảy hơn?
Trong giai đoạn bình tĩnh, đối diện với vấn đề là giai đoạn đầu tiên trong hành trình chữa nói lắp của chúng ta. Để bình tĩnh với vấn đề nói lắp, trước tiên bạn cần phải hiểu đúng về vấn đề nói lắp. Bằng các bài tập, tính huống thực tế cụ thể trong nội dung tư duy trong khoá học Chữa Nói Lắp Hiệu Quả Cao của trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ, các bạn học viên đang bị nói lắp sẽ có thể hiểu vấn đề một cách thả lỏng và bình tĩnh nhất. Khi đã dần thả lỏng tâm lý, bạn sẽ nhẹ nhàng hơn trong giao tiếp của mình, và đặc biệt giảm nhẹ tâm trạng của mình trong giao tiếp, lúc này bạn sẽ nhận ra: Nói lắp cũng đơn giản chỉ là một lỗi sai trong giao tiếp, nếu sai thì chúng ta tìm cách sửa, khi đã sửa rồi thì chúng ta sẽ có một tình huống trôi chảy mới.
Để có thể đối diện vấn đề một cách sâu sắc và triệt để hơn, những người đang gặp các vấn đề về nói lắp sẽ trải qua ba giai đoạn thay đổi: Chấp nhận – Buông bỏ và Thay đổi. Mục đích của ba giai đoạn này sẽ giúp cho chúng ta thả lỏng hoàn toàn và không còn đau đáu hay xấu hổ về tình trạng của mình nữa.
Giai đoạn 2: Tìm các phương pháp để thay đổi thói quen cũ thành thói quen mới – Thói quen ăn nói trôi chảy: Việc phát âm của chúng ta đang bị tắc nghẽn ở giai đoạn truyền tín hiệu từ Não đến các cơ quan phát âm, và giai đoạn phát ra tiếng nói một cách trôi chảy. Vậy chúng ta cần tìm những phương pháp để luyện tập phát âm ra dễ dàng hơn như:
Các bài tập về Hơi thở để luyện tập cho cột hơi chắc, khắc phục các vấn đề hụt hơi khi nói, đồng thời hình thành nên nội lực bên trong chúng ta, hỗ trợ tạo ra sự mạnh dạn và tự tin hơn khi nói chuyện.
Các bài tập về khẩu hình: Mục đích các bài tập này giúp cho khẩu hình chúng ta linh hoạt hơn, lưỡi sẽ về đúng vị trí phát âm, vừa làm giọng nói thêm tròn vành rõ chữ, vừa giúp khắc phục các vấn đề cứng họng và lưỡi bị đẩy lên khi giao tiếp.
Các bài tập về cách nói, tốc độ nói: Luyện tập các bài tập này, giúp các bạn có một giọng nói kết nối, ngắt nghỉ và tốc độ phù hợp, đồng thời khắc phục các vấn đề nói chuyện ngập ngừng, ngắt quãng.
Để tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp luyện tập kể trên, các bạn có thể liên hệ Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ để được hỗ trợ cụ thể các bạn nhé.
Đây là một hành trình dài nhưng luôn có Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ ở bên và đồng hành cùng với các bạn.