Nỗi khổ của nhiều sinh viên mang tên ‘’ Giọng Địa Phương’’.  

Vấn đề nói lắp, cà lăm, khó phát âm, nói ngọng, giọng địa phương… luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiếu người. Nhất là với các bạn sinh viên mới bước vào môi trường đại học thì bên cạnh việc phải thích nghi với môi trường mới, các bạn còn phải làm quen với mọi người xung quanh. Khi các bạn đang mắc các Vấn đề nói lắp, cà lăm, khó phát âm, nói ngọng, giọng địa phương… thì việc kết nối với mọi người trở nên khó khăn hơn và dễ khiến bạn tự ti, rụt rè trong giao tiếp. Giọng Địa phương luôn là một nét riêng biệt của từng vùng miền, thể hiện lên văn hoá của nơi đó. Nhưng khi bước vào môi trường đại học ở nơi đất khách quê người này thì việc khác biệt vùng miền là điều khó tránh khỏi , nhất là các sinh viên từ vùng khác vào thành phố học sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với nhiều bạn đồng trang lứa khác.

Mỗi vùng miền đều có những nét riêng biệt, nhưng sự khác nhau trong cách sống và thói quen không phải là điều đáng lo ngại đối với nhiều sinh viên, mà điều đang lo ở đây chính là vấn đề về giọng nói. Theo một số sinh viên từng chia sẻ thì giọng ở các vùng như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam… thường rất khó nghe. Nếu muốn nghe các bạn này nói gì thì phải bảo họ nói thật chậm, và mình phải chăm chú nghe thì mới có thể hiểu được những gì họ nói. Ngoài ra, mỗi tỉnh khác nhau lại sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương nên đôi khi những sinh viên ấy nói ra những từ mà mình cũng chẳng thể hiểu.

Sự bất đồng ngôn ngữ đôi lúc gây vô điều khó khăn cho sinh viên và việc bị coi thường và phân chia đẳng cấp là việc không thể tránh khỏi. Nói tiếng địa phương nhiều làm cho những sinh viên này bị gắn cái mác là “nhà quê”. Tệ hơn nữa là các bạn sẽ bị cô lập, bị tẩy chay do chính giọng nói của mình. ở môi trường đại học thì việc thuyết trình là điều cần thiết, nhưng liệu mọi người sẽ chọn 1 người nói đặc giọng địa phương để thuyết trình? Nhìn chung thì giọng vùng miền nếu quá khó nghe sẽ ảnh hưởng lớn đến bài thuyết trình của cả nhóm. Chính vì thế làm thể nào để cải thiện giọng địa phương? Sau đây trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ xin chia sẻ các cách để giúp các bạn cải thiện giọng nói vùng miền của mình để dần hoà nhập với môi trường đại học đầy năng động nhé :


Thứ nhất: việc đầu tiên mà bạn cần phải làm trong hành trình cải thiện giọng nói địa phương của bạn chính là bạn hãy cố gắng tránh dùng những từ địa phương. Nếu đã nghe qua về giọng của các các vùng miền thì chắc các bạn sẽ biết rằng mỗi miền có các từ ngữ vùng miền khác nhau, ví dụ điển hình như ở miền trung thì sẽ có các từ địa phương đặc trưng như: mô, rứa….giọng điệu của họ sẽ hơi nặng và hơi khó nghe một chút . Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nội dung mà họ đang truyền tải vì người nghe không thể nghe hiểu được những gì họ đang nói, khiến cho cuộc trò chuyện dễ đi vào ngõ cụt . Chính vì thế, bạn nên chuyển các từ ngữ địa phương thành các từ ngữ thông dụng, phổ thông nhất có thể để khiến người người nghe dễ hiểu hơn và giúp cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn

Thứ hai : bạn cần phải điều chỉnh tốc độ để điều chỉnh giọng địa phương. Khi nói quá nhanh bạn sẽ dễ nói theo bản năng, trong vô thức sẽ nói ra giọng địa phương của mình. Vì vậy bạn nên nói chậm lại để khi phát hiện mình đang nói giọng địa phương thì có thể chỉnh lại. Đừng quá chậm sẽ khiến người khác rơi vào trạng thái buồn ngủ, mệt mõi khi nghe thông tin bạn đang truyền tải. Bạn có thể thử để ý giọng nói của mình khi giao tiếp để có thể điều chỉnh được tốc độ nói, bạn cũng có thể ghi âm lại những cuộc nói chuyện hay cuộc gọi và sau đó nghe lại để điều chỉnh các lỗi sai. Mỗi lần như vậy bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân, từ đó khắc phục và hoàn thiện hơn, giúp bạn sửa giọng địa phương tốt hơn.

Thứ tư: bên cạnh đó, Tập luyện với các bài luyện phát âm cũng là một phần không thể thiếu cho việc cải thiện giọng địa phương của bạn. Việc luyện tập giọng nói bằng cách luyện đọc các mẫu luyện âm được xem là một cách hiệu quả để cải thiện giọng nói tự nhiên của bạn. Với cách đứng trước gương và tự mình đọc các mẫu văn luyện giọng sẽ giúp bạn có một giọng chuẩn hơn.

Thứ năm : nếu bạn vẫn cảm thấy các phương pháp trên không đủ hiệu quả, hoặc bạn không biết chỉnh sửa từ đâu thì việc nhờ các chuyên gia hỗ trợ chỉnh sửa cách phát âm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục giọng địa phương trong khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể học tập cùng các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ và giọng nói như các giáo viên Chữa nói giọng địa phương nhiều năm kinh nghiệm ở Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ : Cô Nguyễn Nhật Hạnh và Cô Nguyễn Bảo Quyên bạn nhé.  Các chuyên gia sẽ dễ dàng nhận thấy những khuyết điểm trong giọng nói của bạn, từ đó họ sẽ có những phương pháp riêng biệt giúp bạn luyện tập và cải thiện giọng nói của mình từng ngày. Hy vọng những kiến thức chia sẻ của Trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ sẽ thật hữu ích với bạn trong công cuộc từng bước cải thiện giọng nói của mình. Hãy đón đọc những thông tin và kiến thức bổ ích trong trang web giongnoithanky.vn các bạn nhé. Nếu cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ hotline: 0961.862.662 (zalo) để được tư vấn, kiểm tra và giải đáp các thắc mắc về giọng nói Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết bổ ích kế tiếp trong phần thư viện kiến thức của

Rate this post

Trả lời

ni-kh-ca-nhiu-sinh-vin-mang-tn-ging-a-phng