LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỊ CHỨNG NÓI LẮP (NÓI CÀ LĂM) CỦA CON?

Bạn thân mến, có phải con bạn đang bị nói lắp và bạn rất cần một phương pháp chữa nói lắp tại nhà hiệu quả?
Vậy hôm nay tôi sẽ cung cấp cho bạn những cách để bạn có thể luyện tập chữa nói lắp tại nhà cho con. Mời bạn cùng chú ý lắng nghe nhé.

Đầu tiên, để chữa nói lắp (nói cà lăm) thì bạn cần phải hiểu bản chất của nói lắp trước. Nguyên nhân nói lắp (nói cà lăm) là do đâu và nó hoạt động như thế nào ở trong não bộ.

Bản thân tôi, giáo viên chữa nói lắp ( Nguyễn Nhật Hạnh), tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều người nói lắp (nói cà lăm), đặc biệt bản thân bị nói lắp từ nhỏ nên tôi rất hiểu nếu bạn từng bị nói lắp hay có con bị nói lắp thì bị khó chịu hay ảnh hưởng tới giao tiếp như thế nào.

Nói lắp diễn ra với cơ chế rất phức tạp ở trong não bộ. Thậm chí, nhiều người nói lắp còn không hiểu nổi vì sao lúc đó mình lại bị nói lắp trong khi mình vẫn nhận thức được mình đang định nói gì.

Nó thực sự là nỗi ám ảnh của người nói lắp (nói cà lăm), mỗi lần phát âm mà bị cứng họng hay nói lặp đi lặp lại nhiều lần, gây cản trở rất lớn trong học tập của các bạn nhỏ, với người lớn sẽ gây ảnh hưởng tới công việc của họ.

Nếu bạn có con trẻ bị nói lắp, bạn hãy thử đi tìm hiểu nguyên nhân xem lý do vì sao con mình lại bị nói lắp. Có phải do nhà bạn có ai cũng bị nói lắp như vậy hay không? Hoặc những người xung quanh bạn, con bạn có tiếp xúc gần hay thường xuyên với ai bị nói lắp hay không? Hoặc hồi bé, con có bị chấn thương hay bị tổn thương gây ảnh hưởng tới tâm lý hay không?

Bạn hay xem kĩ lại nguyên nhân, từ đó mới nên bắt đầu đi tìm giải pháp chữa tật nói lắp cho con hiệu quả.

Để cải thiện cách nói chuyện của con , để con được giao tiếp trôi chảy hơn, bạn hãy kiên nhẫn bảo con nói chậm lại, thật bình tĩnh , hít hơi thật sâu và nói chậm, từng từ một. Hãy kiên trì rèn luyện thói quen nói chậm rãi, chú trọng hơi thở cho con mỗi ngày.

Vì trẻ em sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhiều như người lớn, không phải chịu nhiều nỗi đau về áp lực công việc hay cuộc sống gia đình, mà con chủ yếu bị lắp theo thói quen phát âm mà được hình ảnh trong não bộ hằng ngày.

Bạn hãy nhớ nhé, muốn chữa nói lắp (nói cà lăm) cho con thì cần phải thật kiên nhẫn, kiên trì và luyện tập thói quen nói chậm, dứt khoát từng từ một hằng ngày. Tuyệt đối không bắt chước hoặc nên can thiệp, nhắc nhở con mỗi khi con bị nói lặp lại một hay nhiều từ nhiều lần.

Bạn cứ kiên trì cố gắng lắng nghe con nói, đồng hành cùng với con trong suốt quá trình luyện tập, hướng dẫn con mỗi khi con nói sai hoặc chưa đúng. Nhất định con bạn sẽ cải thiện đáng kể được chứng nói lắp (nói cà lăm) này.

Nếu bạn đã cố gắng luyện tập với con để sửa tật nói lắp nhưng con không hợp tác hay cảm thấy việc luyện tập chưa đạt hiệu quả cao. Vậy hãy liên hệ tới số điện thoại hoặc zalo 0961.862.662 để được gặp trực tiếp giáo viên đầu ngành đã từng bị nói lắp, cô Nguyễn Nhật Hạnh. Cô sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn giúp con cải thiện tật nói lắp (tật nói cà lăm) nhanh và hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong kiến thức bổ ích của trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ tiếp theo.

Rate this post

Trả lời

lm-cch-no-tr-chng-ni-lp-ni-c-lm-ca-con