Các bạn xem mình phù hợp với loại tính cách nào nhé :
Ngữ điệu lời nói như : âm điệu, tốc độ, giọng cao thấp, lớn nhỏ, ngắt quãng khi nói đều mang một ý nghĩa nhất định. Cùng một câu nói, nếu có những ngữ điệu khác nhau sẽ có những hàm ý khác nhau. những người với tính cách riêng luôn sử dụng một loại ngữ điệu gần như cho toàn bộ cách nói của người đó, đó chính là khí chất,là nét đặc trưng về tính cách của người đó.
+Người nóng tính
Tất nhiên ngữ điệu của họ không thể là từ từ chậm rãi, cũng không thể là nhỏ nhẹ, mà hầu như trong toàn bộ phát ngôn họ cảm thấy không thể nói chậm và nhỏ được. Đối diện với một vấn đề họ phải nói ngay, nói to, dằn từng từ. Ví dụ như: Một người hễ hỏi đến họ bất cứ vấn đề gì họ đều lớn tiếng, nói nhanh, và có những cử chỉ phù hợp đi kèm theo. Một người mẹ nhờ đứa bé lấy cho cái ly, nó vung tay và nói lớn “đã nói không là không”. Dĩ nhiên khí chất, và thuộc tính của tính cách của cậu bé này là quá nóng tính hơn bình thường.
( Bạn có thuộc tuýp người này ??)
+Người ôn hòa
Ngược lại với người nóng tính, người ôn hoà thường vừa nói vừa nghe đối phương, tốc độ lời nói thường đều đều, âm vực lời nói không qúa to cũng không lí nhí trong cổ họng. Mỗi lời nói của họ dường như đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi phát ra.
Ví dụ thấy một người khác đến nhà mắng nhiếc vì con của chị này đã ném đá lên mái tôn nhà họ. Chị này là người ôn hoà với một ngữ điệu tha thiết : “Chị đừng giận để em về em dạy cháu, con em em biết mà, nghịch lắm”. Nhưng một người thiếu ôn hoà sẽ lên giọng ngay câu nói “con em em biết mà”, hàm ý toàn bộ câu nói và ngữ cảnh sẽ đổi khác hoàn toàn. Nghĩa của câu khác đi do đổi ngữ điệu khác đi.
( Bạn có thích là người ôn hòa không ? 😀 )
+Người khôn ngoan khéo léo
Tất nhiên ngữ điệu lời nói của họ phải là ngọt ngào, tiết tấu nhịp nhàng, âm vực vừa đủ, họ biết nhấn mạnh trọng âm, không phải họ thuần thục trên phương diện ngôn ngữ, nhưng tính cách của họ đã tạo cho họ có cách thể hiện như trên. Cũng như tính cách được giáo dục, thì việc sử dụng phát ngôn của họ cũng cần được giáo dục, nếu họ không được trời phú cho một giọng điệu bẩm sinh, thì do học hỏi tích lũy, họ sẽ có nhiều biểu hiện của một tính cách khôn khéo trong việc sử dụng ngữ điệu lời nói.
Ví dụ như: chồng nói với vợ “Anh hiểu mà, đừng trách nữa, rồi mọi chuyện sẽ qua…” Cứ ngữ điệu trầm ấm, uyển chuyển và khéo léo ấy họ rót vào tai người nghe một sự hài lòng, cho dù người nghe có phải khó khăn lắm mới đón nhận được hiện thực.
( Bạn nhận thấy mình có phải là người khéo léo hay không ? )
+Người thiếu tự tin và hay mặc cảm tự ti
Trước mọi người, mẫu người này nói rất nhỏ, lí nhí trong cổ họng. Nếu họ phải nói chuyện với những người có điạ vị cao, có học thức, có điều kiện kinh tế cao hơn họ thì họ càng có khuynh hướng nói nhỏ đi, và có dáng vẻ nuốt lời.
(Mình tin rằng có rất nhiều người đang thuộc tuýp người này. Đặc biệt những người bị nói lắp vì mặc cảm tự ti )
+Người đơn sơ, hoạt bát, cởi mở
Giọng nói của họ sẽ to, đều, rõ ràng, khoáng đạt, không nghe một chất ẩn khuất u ám nào. Tất nhiên ngữ điệu này khi đi vào nghiên cứu kỹ lưỡng dĩ nhiên sẽ có khác biệt với giọng nói to của một người nhẹ dạ, nói cách nôm na là “phỗng”.
( Bạn có muốn thuộc kiểu người này? )
+Người không thật thà
Thường nói lắp bắp, nhanh, nhưng nhỏ; điều lắp bắp là thể hiện sự không thật thà, còn nói nhanh và nói nhỏ là đang che đậy sự không thật thà ấy. Ngữ điệu của người không thật thà thường như nấc cục, bởi vừa nói vừa phải ứng biến với vấn đề. Ví dụ : Một đứa bé vừa mới ăn vụng, nó không biết rằng mẹ đã nhìn thấy, mẹ hỏi “con làm gì thế” câu trả lời sẽ là “con … con đang … à không có gì đâu mẹ”.
( Mình nghĩ là không khó để nhận biết ra loại người này )
+Người tự thể hiện mình
Giọng nói thay đổi ngữ điệu liên tục, có khi là sự thuần thục trong việc phát ngôn, nhưng trong một vài trường hợp nói mà thay đổi ngữ điệu liên tục là hình thức giả, họ cố làm ra vẻ huyễn hoặc đang cố tạo ấn tượng cho đối phương, nói bằng một từ không được hay lắm là họ đang “nổ”. Đó là hai tính cách thể hiện mình, một sự thể hiện mình cách thật thà, còn sự thể hiện kia là sự thể hiện bằng vỏ bọc giả.
Nhìn cách khái quát vấn đề, có rất nhiều tính cách trong cuộc sống, mỗi tính cách ảnh hưởng lên lời nói một cách khác nhau, mỗi tính cách có một cách thể hiện khác nhau. Tính cách nào thì đi kèm cách phát ngôn ấy. Khó lòng mà tìm thấy một tính cách xấu trong phát ngôn chuẩn, ngữ điệu ngọt ngào và cũng khó lòng tìm thấy một tính cách tốt trong một phát ngôn mà ngữ điệu lệch chuẩn.
Hi vọng các bạn sẽ nhận diện được tính cách của mình và sửa đổi cho phù hợp với cách sống của mình nhé <3
-via: Nhật Hạnh - Group Cách chữa nói lắp - Giọng nói thần kỳ
#Giongnoithanky #Giọng_nói_thần_kỳ #Chuanoilap #Chữa_nói_lắp #noilap #Nói_Lắp
Những câu chuyện dưới đây sẽ mang lại cho bạn bài học sâu sắc không chỉ trong kinh doanh, mà cả công việc và cuộc sống.
✪ Bài học số 1:
Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Đừng cố chiếm thị trường khi bạn đã biết mình không giữ được nó.
✪ Bài học số 2:
Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!
✪ Bài học số 3:
Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:
– Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.
Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:
– Bọn mày mau cút đi! Bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.
Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn. Khi họ hứa cho bạn một chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.
✪ Bài học số 4:
Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.
Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.
✪ Bài học số 5:
Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng… để thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi ăn ngon lành.
Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:
– Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!
Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Nếu cứ đứng trên lập trường của bản thân để đánh giá khách hàng thì bạn sẽ không bao giờ thành công được đâu.
✪ Bài học số 6:
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
– Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
– Tất nhiên, tại sao lại không. – Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí cao, rất cao.
✪ Bài học số 7:
Gà tây nói với Bò tót:
– Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.
– Vậy thì rỉa phân tôi đi. – Bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân của Bò tót và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, Gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, Gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
☑ Bài học kinh doanh rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.
✪ Bài học số 8:
Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.
☑ Bài học kinh doanh rút ra:
– Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù của bạn
– Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng có thể trở thành bạn của bạn.
– Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy học cách im lặng.
5 ĐIỀU SINH VIÊN “VỠ MỘNG” KHI RA TRƯỜNG !!
Nhiều bạn bước vào giảng đường đại học với bao hoài bão và mục tiêu vĩ đại. Họ cảm thấy mọi thứ thật dễ dàng qua lăng kính màu hồng, cho đến khi trải nghiệm thực tế.
1. BẠN NGHĨ
Không phải ai cũng đủ khả năng để vào đại học. Vì vậy, đã trở thành sinh viên đại học có nghĩa là thuộc “tầng lớp trí thức”, ra trường lương sẽ cao hơn những người lao động chân tay.
⚠️ THỰC TẾ
Bạn sẽ phải “ngậm ngùi” chấp nhận mức lương từ 2 đến 3 triệu khi mới ra trường. Chỉ có một số ít những bạn thật sự giỏi, thật sự sáng tạo và có chút ít may mắn, mới làm được số tiền gấp đôi hoặc gấp ba. Còn khi bạn tốt nghiệp loại khá như bao sinh viên khác, sự cạnh tranh sẽ “khốc liệt” hơn nhiều. Những nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm, trong khi sinh viên mới ra trường không có được điều này. Đó là lí do khiến nhiều bạn sinh viên ra trường phải làm trái nghề, thậm chí lao động chân tay để có mức lương khá hơn.
? ĐIỀU BẠN CẦN
Tích cực học hỏi và đừng quan trọng chuyện lương bổng. Nếu bạn chứng tỏ được thực lực, sau 6 tháng đến 1 năm, mức lương của bạn sẽ “nhảy vọt” lên cao. Đừng làm trái nghề chỉ vì có nhiều tiền, bạn sẽ không học hỏi được điều gì cả.
2. BẠN NGHĨ
Sau này ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành.
⚠️ THỰC TẾ
Ngay cả khi bạn chọn được một công việc tưởng như rất liên quan đến ngành bạn học, thì kiến thức trên giảng đường cũng không giúp ích nhiều cho bạn. Bạn sẽ đi nhiều nơi nhưng chẳng có cơ hội được thăm thú cảnh đẹp hay tận hưởng đồ ăn ngon, bạn sẽ được giao tiếp với nhiều người nhưng không phải người nào bạn cũng thích đối thoại. Tất cả mọi thứ chỉ đơn thuần là công việc.
? ĐIỀU BẠN CẦN
Trau dồi những kĩ năng cần thiết và học cách đối diện với áp lực. Nếu vì sếp mắng hoặc đối tác khó tính mà bạn đã nản, thì e là bạn không thể làm việc ở công ty đó lâu dài.
3. BẠN NGHĨ
Cố gắng học miệt mài suốt 4 năm để có bằng Đại Học loại giỏi, thì làm sao thất nghiệp được.
⚠️ THỰC TẾ
Rất nhiều bạn sau khi ra trường đều tiếp tục học lên cao, hoặc học thêm văn bằng 2, hoặc vừa học vừa làm. Việc học chưa bao giờ là đủ, thậm chí khi bạn tốt nghiệp loại giỏi, bạn cũng không thể thích ứng với công việc nếu như không có kĩ năng mềm.
? ĐIỀU BẠN CẦN
Hãy học hỏi những bạn đi làm sớm. Họ là những người không giỏi trên giảng đường nhưng cực kì khéo léo ngoài xã hội. Nếu bạn có thể cân bằng được giữa việc học và làm, bạn sẽ gặt hái được thành công hơn.
4. BẠN NGHĨ
Sau khi ra trường, nhất định mình chỉ nộp đơn vào làm trong những công ty lớn, có tiếng, đặc biệt là những công ty nước ngoài.
⚠️ THỰC TẾ
Nếu bạn muốn làm cho những công ty, tập đoàn nước ngoài, hoặc bạn là một người cực kì giỏi và thạo nhiều thứ tiếng, hoặc bạn phải là du học sinh, hoặc có trình độ thạc sĩ trở lên. Xin vào làm ở những công ty có tiếng không phải là chuyện dễ, đó là chưa kể áp lực công việc rất cao và bạn phải lao động trí óc nhiều hơn bạn tưởng. Nếu bạn không có nhiều kĩ năng tích lũy trong 4 năm học đại học, thì cho dù bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc thì bạn cũng sẽ tự động buông việc làm sau một thời gian ngắn.
? ĐIỀU BẠN CẦN
Hãy bắt đầu từ những công ty nhỏ trước, để làm quen với môi trường làm việc và học hỏi kinh nghiệm. Bạn còn trẻ, còn nhiều cơ hội trải nghiệm, hãy bắt đầu từ những việc nhẹ nhàng sau đó tăng mức độ khó dần dần. Vội gánh một công việc quá áp lực sẽ khiến bạn dễ nản về sau.
5. BẠN NGHĨ
Mình muốn có một mức lương ổn định, đều đều, đi làm ngày 8 tiếng, công việc nhẹ nhàng. Nếu đã học xong đại học thì như vậy có gì khó đâu nhỉ?
⚠️ THỰC TẾ
Sau khi ra trường, phần lớn những bạn sinh viên đều “nhảy việc” rất nhiều nơi trước khi tìm được một công việc thật sự ưng ý. Đừng trông mong một công việc ổn định với mức lương khá, không ai tuyển bạn vào làm chỉ để ngồi chơi. Để có được một mức lương cỡ 4 triệu, bạn phải làm việc cật lực hơn rất nhiều. Vì sao? Vì bạn còn trẻ!
? ĐIỀU BẠN CẦN
Hãy tìm một công việc cố định, bên cạnh đó, đi làm thêm một việc khác để tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn. Bạn cần có tiền để đi học, để đáp ứng các nhu cầu cá nhân cũng như dự phòng nếu thất nghiệp.